PHÒNG GD-ĐT THÁI THỤY
BỘ 3 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN VẬT LÝ 9
Thời gian làm bài: 45 phút;
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên:.....................................................................
SBD:....................... Phòng:……..
Mã đề: 135
Câu 1. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là:
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn. B. Chiều của đường sức từ.
C. Chiều của từ lực tác dụng lên dây dẫn. D. Chiều quay của nam châm.
Câu 2. Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I
A. Không xác định đối với mỗi dây dẫn.
B. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
C. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
D. Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
Câu 3. Vật nào dưới đây sẽ trở thành một nam châm vĩnh cửu?
A. Lõi sắt non sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
B. Đinh thép sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
C. Lõi sắt non sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
D. Đinh thép sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
Câu 5. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 120mA B. 110mA. C. 80mA. D. 20mA.
Câu 6. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. B. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
C. Công suất điện mà gia đình sử dụng. D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 7. Mắc nối tiếp hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W vào nguồn điện có hiệu điện thế 24V
A. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường . B. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường
C. Hai đèn sáng bình thường . D. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường .
Câu 8. Các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều gồm có:
A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. B. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Ống dây điện có lõi sắt và sợi dây dẫn nối 2 đầu ống dây với đèn.
Câu 9. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 10Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 5Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 2 Ω B. R2 = 6Ω
C. R2 = 5Ω D. R2 = 10Ω
Câu 10. Mắc hai điện trở R1 , R2 vào hai điểm A , B có hiệu điện thế 90 V . Nếu mắc R1 và R2 nối tiếp thì dòng điện của mạch là 1A . Nếu mắc R1 và R2 mắc song song thì dòng điện của mạch là 4,5A . Giá trị của điện trở R1 và R2 lần lượt là:
A. 60Ω và 30Ω B. 3Ω và 6Ω
C. Không xác định được R1, R2 D. 20Ω và 34Ω
Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 12. Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện thế U' = 110V thì công suất tiêu thụ của bếp sẽ:
A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 4 lần.
C. Giảm đi 2 lần. D. Tăng lên 4 lần .
Câu 13. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng sinh lý.
C. Tác dụng quang. D. Tác dụng từ.
Câu 14. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
C. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 15. Loa điện hoạt động dựa vào:
A. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
D. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 16. Điện trở của 1 dây dẫn nhất định
A. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây giảm. C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.
B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. D. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây.
{-- xem đầy đủ nội dung Mã đề 135 ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: 135
01. A; 02. C; 03. B; 04. A; 05. A; 06. D; 07. A; 08. C; 09. D; 10. A; 11. C; 12. B; 13. D; 14. C; 15. A;
16. D; 17. C; 18. C; 19. C; 20. B; 21. D; 22. C; 23. B; 24. D; 25. B; 26. B; 27. B; 28. B; 29. A; 30. D;
Mã đề: 169
Câu 1. Vật nào dưới đây sẽ trở thành một nam châm vĩnh cửu?
A. Đinh thép sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
B. Đinh thép sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
C. Lõi sắt non sau khi được đặt vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.
D. Lõi sắt non sau khi được cọ xát nhiều lần vào len.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 3. Hai dây dẫn đồng chất được mắc song song, dây thứ nhất có chiều dài l1= 2m, tiết diện S1= 0,5mm². Dây thứ hai có chiều dài l2= 1m, tiết diện S2= 1mm². Mối quan hệ của nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn được viết như sau:
A. Q1 = 4Q2. B. 4Q1 = Q2. C. Q1 = 2Q2. D. Q1 = Q2.
Câu 4. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 120mA B. 20mA. C. 80mA. D. 110mA.
Câu 5. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 0,6kΩ là 60mA. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
A. 3,6V B. 360V C. 36V D. 0,1V
Câu 6. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 10Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 5Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 6Ω B. R2 = 10Ω C. R2 = 2 Ω D. R2 = 5Ω
Câu 7. Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I
A. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
B. Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
C. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
D. Không xác định đối với mỗi dây dẫn.
Câu 8. Điện trở của 1 dây dẫn nhất định
A. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây giảm. C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.
B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây. D. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây.
Câu 10. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A. Một đường cong đi qua gốc tọa độ. B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
C. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 11. Ở đâu không có từ trường?
A. Xung quanh ống dây có dòng điện chạy qua. B. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Xung quanh một thanh nam châm. D. Xung quanh một khung dây đứng yên.
Câu 12. Một bếp điện loại 220V - 1000W và một bóng đèn loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 6 giờ, bếp sử dụng 3 giờ. Giá 1 KWh điện 1500 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?
A. 162.000 đồng B. 54.000 đồng
C. 16.200 đồng D. 5400 đồng
Câu 13. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định
A. Phương đường sức từ của một ống dây điện. C. Phương đường sức từ của một nam châm.
B. Chiều đường sức từ của một nam châm. D. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
Câu 14. Loa điện hoạt động dựa vào:
A. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 15. Mắc nối tiếp hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W vào nguồn điện có hiệu điện thế 24V
A. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường B. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường .
C. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường . D. Hai đèn sáng bình thường .
Câu 16. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
Câu 17. Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện thế U' = 110V thì công suất tiêu thụ của bếp sẽ:
A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 4 lần.
C. Giảm đi 2 lần. D. Tăng lên 4 lần .
Câu 18. Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Nhiệt năng. B. Năng lượng ánh sáng.
C. Hoá năng. D. Cơ năng.
{-- xem đầy đủ nội dung Mã đề 169 ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: 169
01. B; 02. C; 03. B; 04. A; 05. C; 06. B; 07. A; 08. D; 09. D; 10. C; 11. D; 12. A; 13. D; 14. A; 15. B;
16. C; 17. B; 18. A; 19. C; 20. C; 21. D; 22. B; 23. A; 24. D; 25. C; 26. B; 27. D; 28. C; 29. A; 30. B;
Mã đề: 203
Câu 1. Một bếp điện loại 220V - 1000W và một bóng đèn loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 6 giờ, bếp sử dụng 3 giờ. Giá 1 KWh điện 1500 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?
A. 5400 đồng B. 54.000 đồng
C. 16.200 đồng D. 162.000 đồng
Câu 2. Mắc nối tiếp hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W vào nguồn điện có hiệu điện thế 24V .
A. Hai đèn sáng bình thường . B. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường .
C. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường D. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường .
Câu 3. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện?
A. Tác dụng từ. B. Tác dụng quang.
C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng sinh lý.
Câu 4. Các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều gồm có:
A. Cuộn dây dẫn và nam châm. B. Ống dây điện có lõi sắt và sợi dây dẫn nối 2 đầu ống dây với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
Câu 5. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng. B. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
Câu 6. Hai dây dẫn hình trụ, đồng chất có khối lượng bằng nhau. Biết đường kính của dây thứ hai bằng hai lần đường kính của dây thứ nhất và tổng điện trở của hai dây bằng 34Ω Điện trở tương đương của hai dây dẫn khi chúng mắc song song với nhau là:
A. 5.44Ω B. 1,88Ω C. 18,8Ω D. 54,4Ω
Câu 7. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là:
A. Chiều của từ lực tác dụng lên dây dẫn. B. Chiều của đường sức từ.
C. Chiều của dòng điện trong dây dẫn. D. Chiều quay của nam châm.
Câu 8. Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,6A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:
A. 20Ω B. 4,0Ω C. 10Ω D. 5,0Ω
Câu 9. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định
A. Phương đường sức từ của một nam châm. C. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
B. Phương đường sức từ của một ống dây điện. D. Chiều đường sức từ của một nam châm.
Câu 10. Hai dây dẫn đồng chất được mắc song song, dây thứ nhất có chiều dài l1= 2m, tiết diện S1= 0,5mm². Dây thứ hai có chiều dài l2= 1m, tiết diện S2= 1mm². Mối quan hệ của nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn được viết như sau:
A. Q1 = 4Q2. B. 4Q1 = Q2.
C. Q1 = Q2. D. Q1 = 2Q2.
Câu 11. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 20mA. B. 120mA C. 110mA. D. 80mA.
Câu 12. Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Hoá năng. B. Cơ năng.
C. Nhiệt năng. D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 14. Mắc hai điện trở R1 , R2 vào hai điểm A , B có hiệu điện thế 90 V . Nếu mắc R1 và R2 nối tiếp thì dòng điện của mạch là 1A . Nếu mắc R1 và R2 mắc song song thì dòng điện của mạch là 4,5A . Giá trị của điện trở R1 và R2 lần lượt là:
A. 3Ω và 6Ω B. 60Ω và 30Ω
C. 20Ω và 34Ω D. Không xác định được R1, R2
Câu 15. Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định:
A. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điên C. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của đường sức từ D. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 16. Một ấm điện có ghi 220V - 1120W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 2 lít nước. Từ nhiệt độ ban đầu là 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng toả vào môi trường. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K . Thời gian đun sôi nước là:
A. 20 phút B. 15 phút C. 5 phút D. 10 phút
...
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ: 203
01. D; 02. B; 03. A; 04. A; 05. C; 06. B; 07. C; 08. C; 09. C; 10. B; 11. B; 12. C; 13. C; 14. B; 15. C;
16. D; 17. A; 18. D; 19. B; 20. B; 21. B; 22. D; 23. A; 24. A; 25. A; 26. D; 27. C; 28. D; 29. A; 30. D;
---Nội dung đầy đủ và chi tiết của Bộ 3 đề thi trắc nghiệm Học kì 1 môn Vật lý 9 năm học 2018-2019 các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung trong Bộ 3 đề thi trắc nghiệm Học kì 1 môn Vật lý 9 năm học 2018-2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đáp án đề thi, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Chúng tôi.net để tải đề thi về máy tham khảo nhé.
Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao nhất !