TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĨNH BẢO |
ĐẾ KIỂM TRA 15 PHÚT CHƯƠNG I Năm học 2018 - 2019 Môn:Sinh học - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. Hãy chọn cụm từ thích hợp trong số những từ cho sẵn dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu: Nội dung quy luật phân ly độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã……trong quá trình phát sinh giao tử”
A. Phân ly B. Phân ly độc lập C. Tổ hợp D. Tổ hợp tự do
Câu 2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden là:
A. 3 : 1 B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1 D. 1 : 1
Câu 3. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là:
A. Lai phân tích. B. Tạo giống mới.
C. Tạo dòng thuần chủng. D. Lai hữu tính.
Câu 4. Khi giao phấn giữa cây có quả tròn chin sớm với cây có quả dài chin muộn. Kiểu hình nào của con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp.
A. Quả dài, chín muộn B. Quả dài, chin muộn
C. Quả tròn, chin sớm. D.Quả tròn, chín muộn.
Câu 5. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được kết quả F2 là:
A. 75% quả đỏ : 25% quả vàng B. Toàn quả đỏ
C. 50% quả vàng : 50% quả đỏ D. Toàn quả vàng
Câu 6. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menden là:
A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai
C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
D. Cả A và C.
Câu 7. Với P thuần chủng, F2 thu được 4 kiểu hình theo số liệu; 315 vàng, trơn: 108 xanh, trơn: 101 vàng, nhăn : 32 xanh, nhăn. Tỉ lệ kiểu hình F2 là.
A. 9 : 3: 3 : 1 | B. 3 : 1 | C. 1 : 1 | D. 1: 2 : 1. |
Câu 8. Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào?
A.Tự thụ phấn B. Giao phấn. C. Lai phân tích D. Lai với cơ thể đồng hợp khác.
Câu 9. Nhân tố di truyền tương ứng với khái niệm của Di truyền học hiện đại là:
A. ADN hay NST B. Tính trạng C.Tương phản D. Gen
Câu 10. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. Aa x AA B. Aa x Aa. C. Aa x aa D. AA x Aa.
Câu 11. Đối tượng của Di truyền học là gì?
A. Cơ sở vật chất cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
B. Tất cả động thực vật và vi sinh vật.
C. Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao.
D. Các thí nghiệm lai giống động vật, thực vật.
Câu 12. Trong phép lai hai cặp tính trạng của Men Đen, kết quả của F2 có tỷ lệ là
A . 1 trội : 1 lặn B. 9 : 3 : 3 : 1
C. đều đồng tính trội. D. 3 trội : 1 lặn..
Câu 13. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là :
A. Lai hữu tính B. Tạo giống mới.
C. Tạo dòng thuần chủng. D. Lai phân tích.
Câu 14. Ở đậu Hà Lan: hạt vàng, vỏ trơn là tính trạng trội, hạt xanh, vỏ nhăn là tính trạng lặn. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là
A. Hạt xanh, vỏ trơn B. Hạt vàng, vỏ nhăn
C. Hạt vàng, vỏ trơn D. Hạt xanh, vỏ nhăn
Câu 15. Trong các phép lai sau phép lai nào là phép lai phân tích?
A. P: AA x Aa B. P: Aa x aa C. P: Aa x Aa. D. P: AA x AA
{-- Từ câu 16 - 22 và đáp án của Đề kiểm tra 15 phút Chương Quy luật Menden môn Sinh học 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 15 phút Chương Quy luật Menden môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS thị trấn Vĩnh Bảo có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !