TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
VỚI CON
Con ơi con thức dậy giữa ngày thường
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua đường đất đến con đường sỏi đá
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ được
Và vì thế, nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu cho rạng
Ngọn bấc đèn con hãy vặn lên to.
Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa để ru con
Cha cày đất để làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế nên, lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản trên.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thể nào qua lời cha dặn con:
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Những đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Câu 4: Qua khổ thơ thứ 4 của bài thơ, anh/chị nhận thức được yêu cầu như thế nào về quá trình học của người học sinh?
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về quan điểm: Vì thế nên, lời cha dặn dò/Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất. (trình bày trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ).
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hồn thơ Xuân Quỳnh qua các khổ thơ sau:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
(Theo Sóng - Xuân Quỳnh, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, Tr 156)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Thể thơ: Tự do.
Câu 2
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: “Con ơi con,…”.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh ý được nói đến trong bài thơ.
+ Tạo cảm giác gần gũi như một lời tâm tình của cha dành cho con.
Câu 3
Ý nghĩa lời dạy: Trong tương lai, con có thể đến những nơi xa xôi nhất, làm nên những điều tuyệt vời nhất. Thế nhưng muốn đạt được những ước mơ, lý tưởng ấy trước hết con phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như phép toán hay một bài thơ.
Câu 4
Qua khổ thơ thứ 4 đặt ra yêu cầu cho việc học của học sinh như sau:
- Học tập phải hiểu được bản chất vấn đề.
- Học tập luôn phải đi đôi với thực hành.
- Trong học tập rất cần sự vận dụng sáng tạo.
II. LÀM VĂN
Câu 1
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
- Những lời cha dặn dò: Là những kinh nghiệm, bài học được người đi trước đúc kết, truyền đạt lại cho thế hệ sau.
-> Chúng ta nên học hỏi, tiếp thu những bài học thế hệ trước truyền lại. Tuy nhiên không có bài học nào là luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, mọi góc độ. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp thu một cách thông minh, không ngừng phát huy và sáng tạo dựa trên những thứ được học để có được cái nhìn khách quan, đa chiều, làm nên thành quả tốt nhất.
3. Bàn luận
- Chân trời tri thức là một chân trời lớn, con người muốn có được tri thức toàn diện cần phải không ngừng nỗ lực, học tập.
- Chúng ta có thể học từ những người đi trước, học từ cuộc sống, hay thậm chí học từ chính những vấp ngã của bản thân.
- Nguồn tri thức nhân loại ngày một phát triển, đòi hỏi con người không ngừng đổi mới, tiếp thu những cái mới.
- Bất kì vấn đề gì cũng có nhiều mặt, chúng ta cần phải sử dụng, vận dụng tri thức một cách thông minh, linh hoạt và phù hợp.
4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải lắng nghe, học hỏi những kinh nghiệm từ ông cha.
- Chúng ta luôn tiếp thu những tri thức mới, không ngừng học hỏi nhưng cũng không được đánh mất đi giá trị bản thân.
Câu 2
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hồn thơ Xuân Quỳnh qua đoạn trích trong tác phẩm Sóng.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
- Trích đoạn thơ…
II. Thân bài
1. Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời
* Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
+ Trăm ngàn con sóng là cụm từ chỉ số lượng. Dù có muôn vàn con sóng ở ngoài kia thì chúng cũng đều tuân theo một quy luật bất di bất dịch là tìm đến với bờ dù có xa xôi cách trở bao nhiêu.
+ Mượn hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh như muốn khẳng định một điều rằng trái tim người phụ nữ luôn hướng về người mình yêu. Đó không còn là cảm xúc nhất thời mà nó đã trở thành quy luật mà đã là quy luật thì cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua lòng chung thủy ấy cũng không bao giờ biến đổi. Để rồi sau bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách chính lòng chung thủy sẽ giúp con sóng tới được bến bờ mà nó thổn thức nhớ mong đến nỗi không ngủ yên cũng như đưa em đến bên anh sau tháng ngày xa xôi cách trở.
+ Câu thơ như tiếng lòng hay nói đúng hơn là niềm tin mãnh liệt vào một cái kết đầy viên mãn cho một tình yêu vĩnh cửu.
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc
Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường
Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt
Vượt cao hơn sự chết vẫn soi đường
Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt
Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương.
Ôi ta khóc tim ta dường như xé
Từ trái tim giọt lệ hóa câu nguyền
Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế
Nỗi đau này cao cả thiêng liêng.
(Trích Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương, Việt Phương, 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 238)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời.
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tấm lòng và lối sống của Bác?
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc
Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ của đoạn trích: thể thơ tự do.
Câu 2.
Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời:
- Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
- Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt
- Ôi ta khóc tim ta dường như xé
- Nỗi đau này cao cả thiêng liêng.
Câu 3. Tấm lòng và lối sống của Bác thể hiện qua các dòng thơ:
- Tấm lòng: Suốt cuộc đời, Bác luôn luôn sẵn sàng quên mình để hướng tới hoài bão lớn lao: đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
- Lối sống: giản dị, thanh bạch.
Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với vị lãnh tụ kính yêu được thể hiện trong đoạn trích:
- Trân trọng tấm lòng và công ơn trời biển của Bác đối với đất nước và nhân dân.
- Cảm phục trước lối sống giản dị và thanh cao của Bác.
- Cảm thấy tư tưởng, đạo đức và phong cách sống của Người mãi mãi là nguồn ánh sáng soi đường cho dân tộc qua mọi thế hệ.
- Cảm thấy tiếc thương và đau xót vô hạn khi Bác đã ra đi về cõi vĩnh hằng…
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Tình yêu thương là sự yêu quý, trân trọng, đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ, gắn bó, hòa hợp…giữa con người với nhau.
- Trong cuộc sống, tình yêu thương có nhiều ý nghĩa:
+ Tình yêu thương giúp con người đến gần với nhau hơn, gắn bó với nhau hơn…
+ Người đón nhận được tình yêu thương sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống và có động lực sống tốt hơn.
+ Giá trị của cuộc sống, mặt tốt của xã hội càng được nâng cao khi con người đối xử với nhau bằng tình yêu thương.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng và có thể trình bày theo những hướng khác nhau, nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức. và pháp luật.
Câu 2.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (0,25 điểm), tác phẩm “Vợ nhặt” và đoạn trích nêu ở đề bài (0,25 điểm)
* Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong đoạn trích:
- Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ, Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn: “Trong người êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
- Niềm hạnh phúc lớn quá, đột ngột quá khiến anh “vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”.
- Rồi cái “ngỡ ngàng” dịu ngọt vô hình kia cũng nhanh chóng trở thành niềm vui hữu hình cụ thể:
+ Tràng “chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”.
+ Nhìn quang cảnh gia đình sạch sẽ và ấm áp do bàn tay của người vợ và người mẹ, anh cảm thấy “thấm thía cảm động”.
- Dường như tác giả cũng lắng lòng chia sẻ niềm hạnh phúc đối với nhân vật của mình: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng”. Đó là một điều thật bình dị. nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng.
- Tràng cảm thấy có một niềm vui lâng lâng trộn lẫn cả thực và mơ: “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
- Chi tiết “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang tỉnh táo...
- Và trong những giờ phút có tính chất bước ngoặt ấy, Tràng bỗng thấy mình trưởng thành, càng thấy được ý thức về bổn phận và trách nhiệm:
“Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Rõ ràng, Tràng đã thật sự “phục sinh tâm hồn” trước cuộc đời mới.
* Đánh giá chung:
- Dù chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng với đầy đủ ngôn ngữ, diện mạo, hành động, tính cách và diễn biến tâm trạng tinh tế.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”.
Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.
Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ.
(Trích Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, http://tuyengiao.vn ngày 12/4/2020)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì ? (0,5 đ)
3. Anh / chị có đồng ý rằng “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” không ? Vì sao? (1,0 đ)
4. Theo anh/ chị, tại sao ông Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” ? (1,0 đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID -19
Câu 2. (5.0 điểm)
Sức hấp dẫn của bài thơ “Tây Tiến”chủ yếu là ở cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm rõ điều đó:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(“Tây Tiến” - Quang Dũng- Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nghị luận. (0.5)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. (0.5)
3.
- Khẳng định“Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” là một ý kiến đúng (0,25 điểm)
- Lí giải một cách thuyết phục (0,75 điểm)
4. Thí sinh có thể trả lời: Tổng thư kí Liên hiệp quốc kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” bởi vì:
- COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”( 0,25 điểm)
- Nhiều quốc gia không đủ năng lực chống lại dịch bệnh một cách hiệu quả (0,25đ)
- Chỉ cần một nơi nào đó trên thế giới chưa chặn được dịch bệnh thì cả thế giới sẽ vẫn còn bị đe dọa (0,25đ)
- Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn (0,25 đ)
II. LÀM VĂN
Câu 1. Trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID -19 (2.0)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25)
(Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.(0.25)
c. Triển khai vấn đề nghị luận (1.0)
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dich COVID -19 . Có thể theo hướng sau:
- Mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh bằng cách tuân thủ “5 K” mọi lúc, mọi nơi.
- Không giấu diếm khi bản thân có khả năng bị lây hoặc có biểu hiện mắc bệnh, khai báo y tế kịp thời, đầy đủ, trung thực.
- Không tiếp tay cho những phần tử vượt biên giới hoặc nhập cảnh trái phép.
- Luôn cảnh giác và sẵn sàng tố cáo những hành vi , hoạt động làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
d. Chính tả, ngữ pháp: (0.25)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo (0.25)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !