TRƯỜNG THPT HÒA ĐA | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”
(Trích “Quê hương” - Giang Nam)
Câu 1 (0,5đ): Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.
Câu 3 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sống có ích.
Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Thể thơ: tự do.
Câu 2 (0,5đ):
Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.
Câu 3 (1đ):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen: (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Câu 4 (1đ):
Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về sống có ích
1. Mở bài
Cách để sự tồn tại của mỗi con người trở nên tốt đẹp chính là sống có ích.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sống có ích là sống ý nghĩa, cao thượng, biết làm nhiều việc tốt, biết hi sinh và cống hiến.
b. Phân tích
- Sống có ích sẽ làm cho tâm hồn và cuộc sống bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
- Khi chung ta trở thành con người sống có ích ta sẽ được nhiều người thừa nhận.
- Mỗi con người sống có ích sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về sống có ích.
- Lưu ý: Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
d. Phản biện
Trong xã hội, bên cạnh những người sống có ích vẫn còn những con người lười nhác, chưa có nhận thức đúng đắn dẫn đến sai lầm. Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Hãy trở thành một con người có lẽ sống đẹp và sống có ích cho xã hội.
Câu 2 (5đ):
2.3. Dàn ý phân tích hình tượng hung bạo của con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
1. Mở bài
Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có tùy bút Người lái đò sông Đà. Qua tùy bút, vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà hiện ra đầy ấn tượng.
2. Thân bài
- Vách đá "đá bờ sông dựng vách thành" và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách: "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời/ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách/ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện."
→ So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Nguyễn Tuân lđx chọn lọc những chi tiết vô cùng ấn tượng có thể làm kinh động lòng người.
- "Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm " → câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.
- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", "chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác" → So sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.
- Âm thanh thác nước sông Đà: "Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.” → Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
- "Cả một chân trời đá mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó" → Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn... - Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu của văn bản và nêu tác dụng.
Câu 4 (1 điểm): Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị riêng của mỗi con người.
Câu 2 (5đ): Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2 (0,5 điểm):
Câu văn khái quát chủ đề của văn bản: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (1 điểm):
Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc câu “bạn…nhưng” để nhấn mạnh những đặc điểm riêng của mỗi người. Chính đặc điểm đó tạo nên giá trị riêng của bản thân.
Câu 4 (1 điểm):
Mỗi học sinh tự nhận xét những đặc điểm, giá trị riêng của bản thân.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị riêng của mỗi con người
1. Mở bài
Mỗi cá nhân có một đặc điểm riêng, một giá trị riêng tạo nên con người của họ.
2. Thân bài
a. Giải thích
Giá trị riêng là những đặc điểm, tài năng, năng khiếu riêng biệt, khác nhau của mỗi con người → Tạo ra những con người khác nhau trong xã hội, không ai giống ai.
b. Phân tích
- Khi chúng ta cố gắng tìm tòi, học hỏi hoặc theo đuổi đam mê là chúng ta đang tự tạo ra giá trị riêng cho bản thân mình.
- Khi chúng ta phát huy được những năng lực riêng biệt của bản thân sẽ giúp xã hội phát triển.
- Giá trị riêng của mỗi người tạo nên sự đa dạng về tâm hồn, đời sống tinh thần cho xã hội.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về những giá trị riêng tạo nên con người tiêu biểu.
- Lưu ý: Dẫn chứng tiêu biểu được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội, bên cạnh những người hiểu được giá trị riêng, cố gắng tạo lập những gía trị cho bản thân mình thì vẫn còn những người luôn lo sợ, nhút nhát, không dám thể hiện mình hoặc tự ti với những gì mình có.
3. Kết bài
Hãy tự tin và kiêu hãnh về những giá trị của bản thân mình.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.
Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc.
Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2 (0,75đ):
Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.
Câu 3 (0,75đ):
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.
- Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.
Câu 4 (1đ):
- Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…
- Ngoài ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp lí vẫn tính điểm.
II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc
1. Mở bài
Hạnh phúc là điều con người luôn hướng đến trong xã hội.
2. Thân bài
a. Giải thích
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước.
b. Phân tích
- Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm.
- Cảm giác hạnh phúc sẽ tạo động lực để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn.
- Cuộc sống có hạnh phúc là một cuộc sống tốt đẹp.
c. Chứng minh
- Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về hạnh phúc.
- Lưu ý: Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
d. Phản biện
Trong xã hội, bên cạnh những người biết tận hưởng hạnh phúc vẫn còn những người sống trong cảnh bất hạnh; lại có những người không biết hài lòng vơi cuộc sống nên không có được hạnh phúc.
3. Kết bài
Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có, tận hưởng hạnh phúc và vẻ đẹp của cuộc đời.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu
1. Mở bài
Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người biết đến. Ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tập thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người cán bộ với người dân nơi đây mà còn miêu tả bức tranh thiên nhiên tứ bình vô cùng tươi đẹp.
2. Thân bài
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
- 2 câu thơ không chỉ là lời thắc mắc của người ra đi về tình cảm, tâm tư của người ở lại mà còn là lời khẳng định rằng người ra đi sẽ luôn nhớ về người ở lại, về thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp.
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
- Mở đầu bức tranh tứ bình là cảnh mùa đông ở Việt Bắc với những bông hoa chuối đỏ tươi tô điểm cho cả khu rừng xanh mướt. Những ngày đông bớt lạnh lẽo khi có những ánh nắng chiếu rọi xuyên qua những lá cây để sưởi ấm cho khu rừng.
- Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên, người chiến sĩ ra đi còn nhớ về nhưng người dân lao động nơi đây, trong thời tiết giá lạnh vẫn gài dao vào thắt lưng để đi rừng. Bức tranh Việt Bắc mùa đông trở nên tươi đẹp, ấm áp vì giữa thiên nhiên và con người có sự giao thoa, hòa hợp với nhau.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
- Bức tranh mùa xuân hiện ra với cảnh những bông hoa mơ nở trắng cả khu rừng, đây là đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Trong bức tranh trắng tinh khôi đó là hình ảnh con người chuốt từng sợi giang tỉ mỉ, khéo léo để đan nón. Dù là mùa đông lạnh lẽo hay mùa xuân tươi mới thì con người nơi đây vẫn luôn cần mẫn với công việc.
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
- Mùa hạ Việt Bắc bắt đầu với tiếng ve kêu trong những khu rừng phách. Hoa gỗ phách bừng nở một màu vàng như đổ sơn vào màu xanh của núi rừng tạo ra một Việt Bắc sinh động, vui tươi, tràn đầy sức sống.
Giữa thiên nhiên tươi đẹp đó là hình ảnh “cô em gái” lên rừng hái măng một mình. Bức tranh mùa hạ nhiều màu sắc, xinh tươi đến mức chỉ cần tưởng tượng ra đó cũng làm ta xao xuyến.
“Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
- Khép lại bức tranh tứ bình là mùa thu với ánh trăng tròn vành vạch treo trên ngọn núi phía rừng xa. Bức tranh vô cùng yên bình, yên bình vì mùa thu vốn dĩ yên bình và hơn hết yên bình khi đất nước giành lại độc lập. Trong đêm trăng thu ấy là câu hát ân tình thủy chung của con người khiến ta phải thổn thức.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Hòa Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !