TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN | KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2 điểm)
a) Thế nào là sự rơi tự do ? Cho ví dụ
b) Nếu các đặc điểm cảu sự rơi tự do
c) Viết công thức tính vận tốc và quãng đường của sự rơi tự do
Câu 2 (3 điểm)
Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là:
x = 80t2 + 50t + 10 (cm; s)
a) Tìm gia tốc của chuyển động
b) Tìm vận tốc cyar vật lúc t = 1 s
c) Tính quãng đường đi được của vật sau 3s tính từ thời điểm ban đầu
Câu 3 (3 điểm)
Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, tác dụng vào vật lực theo phương ngang và có độ lớn F = 3N, làm vật chuyển động. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ1=0,1. Lấy g = 10 m/s2.
a) Hãy phân tích tất cả các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc của chuyển động
b) Tính vận tốc của vật sau 30s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
Câu 4 (2 điểm)
Một thanh chắn đường dài 7,8 m có khối lượng 219 N, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay linh động quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm cân bằng theo phương ngang ?
...
----(Nội dung phần lời giải của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3 điểm)
- Phát biểu định luật 3 Newton. Viết biểu thức, giải thích các đại lượng có trong biểu thức?
- Nêu đặc điểm lực và phản lực?
- Một vật khối lượng m đặt đứng yên trên sàn nằm ngang. Biểu diễn lực tác dụng lên vật và sàn? Chỉ rõ cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối?
Câu 2: (3 điểm)
Một vật thả rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10m/s2.
a, Tính thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất.
b, Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
c, Tính quãng đường vật rơi trong 1 giây cuối trước khi chạm đất.
Câu 3: (4 điểm)
Một vật khối lượng m = 10kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có giá song song với mặt sàn và có độ lớn bằng 10N. Cho biết hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ = 0,05. Lấy g = 10m/s2.
a, Tìm gia tốc?
b, Tìm thời gian và vận tốc của vật sau khi đi được 4m?
c, Sau 4m chuyển động ở trên lực kéo đột ngột mất tác dụng. Tìm quãng đường lớn nhất mà vật đi được kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại?
...
----(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. lực.
B. trọng lượng.
C. vận tốc.
D. khối lượng.
Câu 2 : Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là M,R,G. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là
\(\begin{array}{l} A.g = \frac{F}{{{R^2}}}\\ B.g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\\ C.g = \frac{{GM}}{R}\\ D.g = \frac{M}{{{R^2}}} \end{array}\)
Câu 3 : Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
Câu 4 : Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều
A. hướng vào tâm quỹ đạo.
B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
C. ngược hướng với véc tơ vận tốc.x
D. Hướng ra xa tâm quỹ dao.
Câu 5 : Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton
A. không bằng nhau về độ lớn.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
D. tác dụng vào cùng một vật.
Câu 6 : Chuyển động của một vật rơi tự do là
A. chuyển động tròn đều.
B. chuyển động thẳng chậm dần đều
C. chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
...
-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi và đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 10 trường THPT Ngô Quyền có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.