TRƯỜNG THPT NHỊ LONG | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Lấy một ví dụ về vai trò của cá nhân trong lịch sử.
Câu 2: Trong lịch sử loài người, công cụ bằng kim loại đã xuất hiện như thế nào? Phân tích tác động của công cụ bằng kim loại đến kinh tế, xã hội của người nguyên thuỷ.
Câu 3: Trình bày vai trò, thân phận của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông. Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
* Vai trò của quần chúng nhân dân
- Quần chúng là người tạo ra mọi của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Quần chúng nhân dân là nguồn duy nhất và vô tận làm ra mọi của cải về tinh thần.
- Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng xã hội.
Khẳng định: Quần chúng nhân dân là người quyết định lịch sử.
* Vai trò của cá nhân:
- Cá nhân là vĩ nhân là người “mở đường” bởi họ biết nhìn xa trông rộng và có ý chí mãnh liệt hơn người khác, họ là người trí thông minh, có tính kiên định, lòng dũng cảm…Họ nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, của thời đại, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
- Cá nhân có vai trò nhất định trong lịch sử, có thể quyết định bộ mặt cục bộ của các biến cố lịch sử.
- Nếu cá nhân nào nhận thức và hành động phù hợp với xu thế và yêu cầu khách quan của xã hội và đáp ứng yêu cầu, lợi ích của quảng đại quần chúng thì cá nhân đó góp phần tích cực đối với sự phát tiến lên của lịch sử và ngược lại…
Khẳng định: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử nhưng các cá nhân anh hùng cũng có vai trò quan trọng đối với lịch sử.
Câu 2:
* Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại:
- Thời gian: cách đây 5500 đồng đỏ đã xuất hiện, sớm nhất ở khu vực Tây Á và Ai Cập. Đến khoảng 4000 năm cách đây, đã xuất hiện đồng thau, và 3000 năm cách đây, dân Tây Á và Nam Âu đã biết dùng đồ sắt…
* Tác động về kinh tế:
- Công cụ bằng kim loại đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó đã vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt với công cụ đồ sắt, không một công cụ nào có thể sánh nổi. Nhờ có công cụ bằng kim loại, đặc biệt đồ sắt, con người có thể khai phá những vùng đất mà trước kia chưa khai phá được, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài.
- Với năng suất cao, lần đầu tiên trong cuộc sống của mình, con người đã thường xuyên làm ra một lượng sản phẩm dư thừa.Vì thế đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất.
* Tác động về xã hội
- Của cải dư thừa sẽ dẫn đến có người chiếm đoạt của thừa làm của riêng (tư hữu), tạo nên phân hóa giàu nghèo, xã hội xuất hiện giai cấp.
- Khi có công cụ bằng kim loại, người đàn ông khẳng định được vai trò trong lao động; khả năng lao động của các gia đình cũng khác nhau à xuất hiện gia đình phụ hệ.
- Công xã thị tộc tan vỡ, nhà nước đầu tiên xuất hiện: Nhà nước cổ đại. Con người cũng bước vào nền văn minh đầu tiên của mình: văn minh cổ đại.
Câu 3:
* Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông:
- Quý tộc:
+ Là những người đầu công xã, là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc…
+ Đó là tầng lớp có nhiều của cải, quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo… Họ sống giàu sang…
- Nông dân công xã
+ Do nhu cầu trị thủy…những người nông dân gắn bó, ràng buộc với nhau trong khuân khổ của công xã nông thôn. Các thành viên cảu công xã được gọi là nông dân công xã.
+ Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. bị vua và quý tộc bóc lột bằng tô thuế và lao dịch….
- Nô lệ:
+ Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Ho có nguồn gốc là tù binh bị bắt trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ…
+ Họ chuyên làm những việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc…
* Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là quan hệ bóc lột giữa quý tộc và nông dân công xã.
* Giải thích: Do đặc thù kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nông dân công xã là đối tượng bị bóc lột trong xã hội. Họ là lực lượng sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp. Do đó họ cũng quyết định sự thịnh suy của nhà nước.
---(Nội dung chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
a. Lập bảng so sánh thành tựu văn hóa phương Đông với phương Tây thời cổ đại theo mẫu sau
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu | Văn hóa cổ đại phương Đông | Văn hóa cổ đại phương Tây |
Lịch và thiên văn |
|
|
Chữ viết |
|
|
Toán học |
|
|
Văn học |
|
|
Kiến trúc và điên khắc |
|
|
b. Vì sao văn hóa phương Tây lại phát triển cao và rực rỡ hơn văn hóa phương Đông ?
Câu 2. Trình bày điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, chính trị và văn hóa dẫn đến sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trong 10 thế kỉ đầu công nguyên.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
a.
Thành tựu văn hóa tiêu biểu | Văn hóa phương Đông | Văn hóa phương Tây |
Lịch và thiên văn | - Sáng tạo ra nông lịch, một năm có 365 ngày chia thành thành 12 tháng... ; biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ. | - Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái đất và hệ Mặt trời... ; Người Rô-ma, tính được 1 năm có 365 ngày và ¼. Gần với hiểu biết ngày nay. |
Chữ viết | - Ban đầu sáng tạo chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý... - Là phát minh quan trọng đầu tiên của loài người... | - Sáng tạo hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu có 20 chữ sau thêm 6. Có hệ chữ số gọi là “số La Mã”. - Là phát minh và cống hiến lớn lao cho nền văn minh nhân loại. |
Toán học | - Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được số Pi = 3,16 ... ; Người Lưỡng Hà giỏi về số học... ; Người Ấn Độ phát minh ra số 0... | - Trở thành khoa học...để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao như : định lí Pi-ta-go, Ta-lét... |
Văn học | - Chủ yếu là văn học dân gian, văn học truyền miệng... | - Hy Lạp với các bản anh hùng ca..., Kịch có kèm theo hát... ; Rô-ma có những nhà văn hóa, nhà thơ lớn nổi tiếng... |
Kiến trúc và điên khắc | - Tiêu biểu Kim tự tháp (Ai Cập), vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà), những khu đền tháp Ấn Độ. Thể hiện uy quyền của chế độ chuyên chế, về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người. | - Người Hy Lạp để lại nhiều tượng và đền... thể hiện sự tươi tắn, mềm mại như đền Pác-tê-nông ; Người Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như trường đấu, cầu máng dẫn nước.. oai nghiêm... |
b.
-Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa phương Đông ....
- Biết sử dụng đồ sắt sớm nên có nền kinh tế rất phát triển..., từ đó văn hóa có điều kiện phát triển cao và rực rỡ...
- Cuộc sống thường bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới...
- Thể chế dân chủ chủ nô đã tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình...
Câu 2:
*Điều kiện tự nhiên
- Địa hình khá rộng, chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển...
- Không có những cánh đồng rộng trồng lúa, thảo nguyên... để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Một số đồng bằng hiện nay được coi là rộng, trù phú thì cách đây vài nghìn năm vẫn còn ngập nước.
- Thiên nhiên lại “ưu đãi” thuận lợi – đó là gió mùa có kèm theo mưa nên thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước, từ xưa cư dân biết trồng lúa và nhiều loại cây củ, quả...
*Kinh tế
- Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á biết sử dụng đồ sắt...
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số nghề thủ công truyền thống như dệt, đồ gốm, đúc đồng và sắt ...
-Do nhu cầu cần trao đổi sản phẩm giữa các nước với nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc... đã làm cho việc buôn bán theo đường biển phát đạt. Một số thành thị - hải cảng ra đời và hoạt động nhộn nhịp...
*Chính trị
-Từ thế kỉ I đến thế kỉ X, hàng loạt các quốc gia nhỏ hình thành và phát triển ở phía nam khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia này nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau...
- Có thể chế nhà nước chuyên chế đứng đầu là vua. Qua quá trình tồn tại... nhiều quốc gia phát triển thống nhất và hình thành nên những quốc gia phong kiến sau này.
* Văn hóa
- Các nước đã tiếp thu và vận dụng văn hóa bên ngoài (Ấn Độ)..., để phát triển sáng tạo văn hóa dân tộc mình.
- Mỗi dân tộc quốc gia đều có tiếng nói dân tộc và lần lượt sáng tạo ra chữ viết riêng dựa trên cơ sở học tập, vận dụng và cải biên nét chữ bên ngoài như chữ Phạn cổ của người Ấn Độ...
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nhị Long. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.