TRƯỜNG THPT YÊN HÂN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
I–Trắc nghiệm
Câu 1: Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
A. SO2
B. H2S
C. O2
D. Cl2
Câu 2: Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục, dùng để khử trùng nước sinh hoạt… Chất X là:
A. O2
B. Cl2
C. SO2
D. O3
Câu 3: Cho 21,75 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của V là:
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 5,6 lít
D. 2,24 lít
Câu 4: Cho lần lượt các chất sau: Cu, C, MgO, KBr, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2np3
B. ns2np4
C. ns2np5
D. ns2np7
Câu 6: Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt: O2, O3, H2S lần lượt cho từng khí này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là :
A. O2
B. H2S
C. O3
D. O3 và O2
Câu 7: Có 4 dd sau đây: HCl , Na2SO4 , NaCl , Ba(OH)2 . Chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để phân biệt được 4 chất trên?
A. Na2SO4.
B. Phenolphtalein.
C. dd AgNO3 .
D. Quỳ tím
Câu 8: Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. Khí Cl2.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch KOH đặc
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 9: Dẫn khí clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng, muối thu được là:
A. NaCl, NaClO3
B. NaCl, NaClO
C. NaCl, NaClO4
D. NaClO, NaClO3
Câu 10: Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A. O2 , Cl2 , H2S.
B. S, SO2 , Cl2
C. F2, S , SO3
D. Cl2 , SO2, H2SO4
Câu 11: Dãy chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội là:
A. CaCO3, Al, CuO
B. Cu, MgO, Fe(OH)3
C. S, Fe, KOH
D. CaCO3, Au, NaOH
Câu 12: Dung dịch axit HCl tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A. Zn, CuO, S.
B. Fe, Au, MgO
C. CuO, Mg, CaCO3
D. CaO, Ag, Fe(OH)2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I – Trắc nghiệm
1A | 6C | 11B | 16B |
2B | 7D | 12C | 17B |
3A | 8A | 13D | 18C |
4C | 9B | 14C | 19D |
5C | 10B | 15A | 20D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là
A. Ô thứ 15, chu kì 2, nhóm VA
B. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA
C. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm IIA
D. Ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB
Câu 2. A, B là 2 nguyên tố kế tiếp nhau thuộc cùng 1 chu kì trong BTH. Tổng số hiệu nguyên tử của A, B là 29. A, B lần lượt thuộc nhóm
A. IVA, VA
B.IIA, IIIA
C. IIIA, IVA
D. VA, VIA
Câu 3: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là
A. 7, 25
B. 12, 20
C. 15, 17
D. 8, 14
Câu 4: Nguyên tố X có hoá trị 3 trong hợp chất khí với hiđro. Công thức oxit cao nhất của X là
A. X2O
B. X2O3
C. X2O5
D. XO3
Câu 5: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Sản phẩm khí của R với hiđro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Nguyên tố R là
A. Flo
B. Brom
C. Lưu huỳnh
D. Clo
Câu 6: Cho 1,2 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí đktc. Kim loại đó là
A. Be=9
B. Mg=24
C. Ca=40
D. Ba=137
Câu 7: Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Hai kim loại đó là
A. Be=9, Mg=24
B. Mg=24, Ca=40
C. Ca=40, Sr=88
D. Sr=88, Ba=137
Câu 8: Nguyên tố A có Z = 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIB
B. chu kì 3, nhóm VIIIA
C. chu kì 3, nhóm VIA
D. chu kì 3, nhóm VIIIB
Câu 9: Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là
A. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA
B. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA
C. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIA
D. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIA
Câu 10: Ion X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
A. Chu kì 3, nhóm IIA
B. Chu kì 2, nhóm VIA
C. Chu kì 3, nhóm VIA
D. Chu kì 2, nhóm IIA
Câu 11: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây?
A. Li và Na
B. Na và K
C. Mg và Ca
D. Be và Mg
Câu 12: Trong oxit cao nhất, nguyên tố X có hoá trị 6. Hợp chất khí với hiđro của X có công thức
A. H6X
B. H2X
C. H3X
D. HX
Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau ?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | B | C | D | C | B | B | C | A | B | B |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
A | B | B | C | B | D | D | C | D | A | B | C |
ĐỀ SỐ 3
I . Trắc nghiệm
Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau :
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VIIA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
A. Flo (Z= 9)
B. Clo (Z = 17)
C. Brom (Z = 35)
D. Iot(Z = 53)
Câu 2: Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử và độ âm điện tương ứng biến đổi là
A. tăng, giảm .
B. tăng, tăng.
C. giảm, tăng.
D. giảm, giảm.
Câu 3: Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn:
A. Khối lượng nguyên tử
B. Số lớp e
C. Tính kim loại
D. Số e trong ngtử
Câu 4: Đồng vị của M thoả mãn điều kiện số proton: số nơtron = 13:15 là
A.28M.
B. 56M.
C. 15M.
D. 13M.
Câu 5: Kết luận nào sau đây là sai:
A. 3517Cl: có 17 proton.
B. 2713Al: có 27 electron
C. Cl-: có 18 electron
D. Al3+: có 10 electron
Câu 6: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:
A. Li, Na, O, F
B. F, O, Li, Na
C. F, Na, O, Li,
D. F, Li, O, Na
Câu 7: Hợp chất khí của một nguyên tố với hiđro có dạng RH3. Oxit cao nhất của nó có dạng:
A. RO
B. R2O7
C. R2O5
D. RO3
Câu 8: Anion X2- có cấu hình electron ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng HTTH là
A. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.
B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
C. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. ô 18, chu kỳ 4, nhóm VIA.
II. Tự luận
Câu 1: Nguyên tố S có số hiệu Z=16
- Viết cấu hình electron của nguyên tử
- Xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn
- Hoá trị cao nhất của S với Oxi là bao nhiêu? Viết công thức Oxit cao nhất, công thức hiđroxit của S và nêu tính chất hoá học( tính axit hay bazơ) của các hợp chất đó.
- So sánh tính phi kim của S với O (Z=8) và Se (Z=34). Giải thích?
Câu 2: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5, trong hợp chất khí của nó với hiđro thì R chiếm 82,35 % về khối lượng.
a, Xác định nguyên tử khối của R?
b, Tính % về khối lượng của oxi có trong oxit cao nhất của R?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,3 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm (ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn) bởi 120 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a, Tính % về khối lượng 2 kim loại kiềm?
b, Tính C% của các chất trong dung dịch sau phản ứng?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I, Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | C | C | B | B | B | C | B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Yên Hân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: