Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trà Cú

TRƯỜNG THPT TRÀ CÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là

A. Sự bùng nổ về dân số

B. Đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển

C. Thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người

D. Con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm

Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì?

A. Con đường giao thương từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm

B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,

C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa

D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu

Câu 3. Việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ khi nào?

A. Thế kỉ XI

B. Thế kỉ XIV

C. Thế kỉ XV

D. Thế kỉ XVI

Câu 4. Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là

A. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu

B. Ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người

C. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể

D. Thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông

Câu 5. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

B. Hi Lạp, Italia

C. Anh, Hà Lan

D. Tây Ban Nha, Anh

Câu 6. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là

A. Ph.Magienlan

B. C.Côlômbô

C. B.Điaxơ

D. Vaxco đơ Gama

Câu 7. Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là

A. Vexpuchi

B. Hoàng tử Henri

C. Vaxco đơ Gama

D. C.Côlômbô

Câu 8. Hướng đi của C.Côlômbô có điểm gì khác với các nhà phát kiến địa lí khác

A. Đi xuống hướng nam

B. Đi sang hướng đông

C. Đi về hướng tây

D. Ngược lên hướng bắc

Câu 9. Hãy kết nối tên nhà phát kiến địa lí ở cột bên trái với hành trình phát kiến địa lí ở cột bên phải cho phù hợp

1. Điaxơ

2. C.Côlômbô

3.Vaxcođơ Gama

4. Ph.Magienlan

a) Đi sang hướng tây, đặt chân đến một số đảo thuộc vùng biển Caribê ngày nay

b) Đi qua mũi Hảo Vọng, đền Calicut ở miền Nam Ấn Độ

c) Đến cực Nam châu Phi (mũi Hảo Vọng)

d) Lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển

A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – a

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d

D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d

Câu 10. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất

B. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới

C. Mở mang nhận thức khoa học cho con người

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu 11. Hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí là

A. Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền

B. Bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen

C. Nhiều người đã bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí

D. Các nước châu Âu thời đó chỉ quan tâm đến phát kiến địa lí mà không quan tâm đến phát triển kinh tế trong nước, nền sản xuất bị kéo lùi đến mấy trục năm

Câu 12. Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ

A. Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công

B. Cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á

C. Đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận

D. Bóc lột nhân dân lao động trong nước

Câu 13. Để tích lũy vốn, ở Anh đã diễn ra phong trào

A. “Rào đất cướp ruộng”

B. “cừu ăn thịt người”

C. Cải cách tôn giáo

D. Văn hóa Phục hung

Câu 14. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ

A. Phường hội

B. Công trường thủ công

C. Công ti thương mại

D. Đồn điện, trang trại

Câu 15. Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

A. Lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế

B. Thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật

C. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế

D. Nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

B

A

C

D

A

6

7

8

9

10

D

D

C

D

D

11

12

13

14

15

B

C

A

A

D

16

17

18

19

20

A

B

A

A

C

21

22

23

24

25

D

D

B

A

C

26

27

28

29

30

A

D

A

D

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Vượn cổ chuyển biến thành người thông qua quá trình

A. Tìm kiếm thức ăn

B. Chế tạo ra cung tên

C. Tạo ra lừa

D. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động

Câu 2. Con người đã biết chế tác công cụ lao động từ thời kì nào?

A. Vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Người tinh khôi giai đoạn đầu

D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới

Câu 3. Đồ đá cũ sơ kì gắn liền với

A. Vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Người tinh khôn

D. Đá mới

Câu 4. Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy

A. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn

B. Hợp tác lao động

C. Sự công bằng bình đẳng

D. Những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là

A. Một số người có chức phận đã chiếm đoạt của chung làm của riêng

B. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc

C. Sự xuất hiện công cụ kim loại

D. Sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên

Câu 7. Con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh khi

A. Khi biết tạo ra lửa

B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc

C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca

D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước

Câu 8. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở

A. Ai Cập, Lưỡng Hà

B. Ấn Độ, Trung Quốc

C. Hi Lạp, Rôma

D. Gồm cả A, B và C

Câu 9. ở các quốc gia phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo

A. Thủ công nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Chăn nuôi

Câu 10. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo ra được sản phẩm thừa thường xuyên dù trình độ kĩ thuật còn thấp

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại

D. Dân cư sớm tập trung đông đúc

Câu 11. Hai giai tầng chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Quý tộc, nô lệ

B. Quý tộc, địa chủ

C. Quý tộc, nông dân công xã

D. Quý tộc, thợ thủ công

Câu 12. Tầng lớp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là

A. Quý tộc      

B. Nông dân công xã

C. Nô lệ      

D. Thợ thủ công

Câu 13. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. Nhà nước độc tài chuyên chế

B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại

D. Nhà nước dân chủ chủ nô

Câu 14. Nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. Nông nghiệp

B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp

C. Thủ công nghiệp, công nghiệp

D. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 15. Giai cấp chính trong xã hội phương Tây là

A. Chủ xưởng, chủ ruộng đất

B. Chủ nô, dân tự do

C. Chủ nô, nô lệ

D. Dân tự do, nô lệ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

D

B

B

D

C

6

7

8

9

10

A

D

A

C

B

11

12

13

14

15

C

B

C

C

C

16

17

18

19

20

B

C

A

B

B

21

22

23

24

25

C

D

C

A

A

26

27

28

29

30

D

B

C

B

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Đầu thiên niên kỉ II TCN

B. Giữa thiên niên kỉ I TCN

C. Đầu thiên niên kỉ I TCN

D. Thế kỉ I TCN

Câu 2. Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A. Đồng thau, bắt đầu có sắt

B. Đồng đỏ và đồng thau

C. Đồng đỏ và sắt

D. Đồng và sắt

Câu 3. Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước

B. Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

C. Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính

D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế chính trị của cư dân Đông Sơn?

A. Nghề nông trồng lúa nước

B. Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá

C. Buôn bán

D. Nghề thủ công

Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên

A. Nông nghiệp trồng lúa nước

B. Phát triển một số nghề thủ công

C. Có hoạt động buôn bán, trao đổi giữa các vùng

D. Xuất hiện phân công lãnh đạo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

Câu 6. Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là

A. Đúc đồng

B. Đục đá, khảm trai

C. Làm đồ gốm

D. Chế tác đồ thủy tinh, dệt vải

Câu 7. Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn

A. Sự giải thể của công xã thị tộc

B. Sự ra đời của công xã nông thôn (làng, xóm)

C. Xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ

D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

Câu 8. Ý nào nhận xét đúng về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên?

A. Đã có sự phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo

B. Mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn

C. Sự phân hóa xã hội chưa thật sâu sắc

D. Sự phân hóa xã hội phổ biến hơn chưa thật sâu sắc

Câu 9. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang là

A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Đông Sơn

C. Văn hóa Hoa Lộc

D. Văn hóa Sa Huỳnh

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

A. Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác

B. Yêu cầu của hoạt động thị thủy và thủy lợi để phục vụ nông nghiệp

C. Yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoài xâm

D. Những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội

Câu 11. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân

B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính

D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

Câu 12. Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Lạc hầu      

B. Lạc tướng

C. Quan lang      

D. Bồ chính

Câu 13. Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Quan lại      

B. Lạc hầu

C. Lạc tướng      

D. Bồ chính

Câu 14. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua

B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua

C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc

D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á

Câu 15. Nhà nước Âu Lạc là

A. Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nước Văn Lang

B. Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang

C. Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang

D. Một nhà nước của tộc người không phải là người Việt

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

C

A

A

C

D

6

7

8

9

10

A

D

D

B

A

11

12

13

14

15

C

B

D

C

A

16

17

18

19

20

C

B

C

D

B

21

22

23

24

25

C

D

D

A

B

26

27

28

29

30

A

C

C

B

C

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Trà Cú. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?