Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Thị Minh khai

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

Câu 2:

1. Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

- Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)

3. Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Câu 3:

Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

1. Hoàn chỉnh bài thơ:    

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b. Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế).

2.

- Về mặt kĩ năng: Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

- Về mặt kiến thức: Nội dung trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:

+ Cốt lõi của nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo. Bạo ở đây chính là giặc và những thế lực trong nước gây bất ổn cho dân chúng. Kẻ bạo ngược lúc bấy giờ là giặc Minh.

+ Tư tưởng “nhân nghĩa” là lấy dân làm gốc, yêu thương dân.

+ Nhân nghĩa là khái niệm của đạo đức Nho giáo, khi nói về đạo lí, về cách ứng xử tình thương giữa người với người.

+ Nguyễn Trãi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa với theo lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc, đó là tư tưởng tiến bộ

Câu 2:

1. Đúng khái niệm câu cầu khiến:

- Câu cầu khiến có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến.

- Đừng làm ồn nữa!

- Hãy tắt điện khi ra khỏi phòng!

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 2 (1.0 điểm): Cho thông tin “An lau nhà”. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.

Câu 3 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.

Câu 4 (5.0 điểm): Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng.

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh:

- Từ tượng hình: móm mém.

- Từ tượng thanh: hu hu.

- Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc – một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng.

Câu 2:

- An lau nhà đi.

- An lau nhà chưa?

Câu 3 :

a. Yêu cầu kĩ năng:

- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng.

- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn.

- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. (0,25đ)

b. Yêu cầu nội dung:

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc.

- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.

- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng.

- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8.

Câu 4 :

a. Về hình thức:

- Học sinh biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1).

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.

-(Để xem tiếp đán án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con!

Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam, 2015

Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

Câu 3. Nêu ý nghĩa của bài thơ.

Câu 4. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. 

 II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)

Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910).

Câu 2.

Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…  

Câu 3.

Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.

Câu 4.

Ba bài thơ, ba tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.

II. PHẦN LÀM VĂN

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về hoa mai.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc và phân bố:

+ Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.

-(Đáp án đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?