Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Ba Đồn

TRƯỜNG THCS BA ĐỒN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. Văn – Tiếng Việt: (4.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”

(Ngữ văn 8 - Tập1 - NXB Giáo dục)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

b. Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? (0.5 điểm)

c. Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0.5 điểm) 

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Câu ghép là gì? (0.5 điểm)

b. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1.5 điểm)

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

II. Tập làm văn: (6.0 điểm)

Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Văn – Tiếng Việt:

Câu 1:

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”. Tác giả: Nam Cao

b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo.

c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ.

Câu 2:

- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.

- Câu ghép trong đoạn trích:

+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

+ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) - kết quả.

II. Tập làm văn: 

a. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào?

- Hình dáng:

+ Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?)

+ Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi... mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)

-(Để xem tiếp đán áp của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2.0 điểm):

Cho đoạn trích sau:

Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18)

- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.

- Tác dụng của các trường từ vựng đó?

Câu 2 (3.0 điểm):

Cho câu chủ đề sau:

Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ ).

Câu 3 (5.0 điểm):

Hãy tưởng tượng mình là người được chứng kiến cảnh chị Dậu phản kháng lại cai lệ và người nhà lí trưởng trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Hãy viết bài văn tự sự kể lại lần chứng kiến đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Tìm trường từ vựng:

+ Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.

+ Các từ: trông nhìn, ôm ấp, ngồi, áp, ngả, thấy, thở, nhai cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: sung sướng, ấm áp cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

- Tác dụng: Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.

Câu 2:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận tâm trạng, cảm xúc của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước.

- Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức Tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b. Yêu cầu kiến thức cụ thể:

- Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo số dòng quy định (cho phép từ 9-11 câu) với câu chủ đề đã cho.

- Có câu chứa thán từ, có câu chứa tình thái từ, gạch chân dưới thán từ, tình thái từ.

- Nội dung: Chứng minh được Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ được biểu hiện qua:

+ Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con tuyệt vời….

+ Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dạy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ.

+ Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ, mẹ Hồng hiện ra thật đẹp, thật hiền, thật phúc hậu…

Câu 3:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết bài văn diễn dịch cảm nhận tâm trạng, cảm xúc của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước.

- Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức Tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

b. Yêu cầu kiến thức cụ thể:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : học sinh, sinh viên, bác sĩ, kĩ sư, nông dân, công nhân...

A. Con người    

B. Nghề nghiệp    

C. Môn học    

D. Tính cách

Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom    

B. Chất ngất    

C. Xao xác    

D. Xộc xệch

Câu 3: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá…

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh.

B. Biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa.

C. Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.

Câu 4: Từ “mà” trong câu văn sau : “Trưa nay các em về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ    

B. Quan hệ từ    

C. Trợ từ    

D. Thán từ

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1: Hãy đặt 3 câu ghép với các cặp quan hệ từ sau :

a. Nếu… thì…

b. Tuy…nhưng…

c. Vì...nên…

Câu 2: Dấu hai chấm dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng trợ từ và tình thái từ.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm

1. B

2. C

3. D

4. A

Phần II: Tự luận

Câu 1: Đặt câu:

a. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ hoãn đi cắm trại.

b. Tuy nhà nghèo nhưng Nam vẫn học rất giỏi.

c. Vì bão to nên các cây lớn đổ hết.

Câu 2:

- Công dụng của dấu 2 chấm:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”

-(Để xem đầy đủ đáp án của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Ba Đồn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?