Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Cẩm Phả

TRƯỜNG THPT CẨM PHẢ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1: Dưới triều Tiền Lê kinh đô nước Việt ta đóng ở

A. Cổ Loa (Hà Nội).                           

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Thăng Long (Hà Nội).                   

D. Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 2: Đâu là nguyên nhân sự hình thành và hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong thế kỷ XVI - XVIII?

A. Nhiều đô thị mới hình thành ở Đàng Ngoài.

B. Thăng Long và Phố Hiến là hai đô thị sầm uất nhất.

C. Đô thị mới Thanh Hà được đánh giá là “Đại Minh khách phố”.

D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Câu 3: Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nào?

A. Nội chiến giữa Quốc hội với thế lực phong kiến.

B. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 4: Đặc điểm của nền nông nghiệp nước Pháp trước cách mạng tư sản 1789 là

A. công cụ và phương thức canh tác lạc hậu.

B. máy móc được sử dụng phổ biến trong sản xuất.

C. sự xâm nhập của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 5: Nhân dân ta đã lật đổ ách thống trị của nhà Minh với thắng lợi ở trận

A. Bạch Đằng năm 938.                   

B. Như Nguyệt năm 1077.

C. Bạch Đằng năm 1288.                 

D. Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.

Câu 6: Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là

A. Quang Toản.                               

B. Quang Trung.             

C. Gia Long.                                     

D. Bắc Bình Vương.

Câu 7: Thắng lợi nào của ta đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự thần tốc, táo bạo, bất ngờ của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975.

C. Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945.

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Câu 8: Trong cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, Giêm Oát là người phát minh ra máy

A. kéo sợi chạy bằng sức nước.                       

B. dệt chạy bằng sức nước.

C. hơi nước.                                                   

D. kéo sợi Gien-ni.

Câu 9: Đâu không là bài học rút ra từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX?

A. Trang bị máy móc, kỹ thuật cho sản xuất.

B. Cần đầu tư cho nhân tố con người.

C. Nhà máy phải xây dựng gần các sông lớn.

D. Cần đầu tư cho cải tiến kỹ thuật.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI?

A. Mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

B. Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

C. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

D. Diện tích đất canh tác cả nước tăng lên nhanh chóng.

Câu 11: Ở nước ta trong các thế kỉ X - XV, quân chính quy, bảo vệ đất nước được gọi là

A. dân quân.             

B. dân binh.             

C. ngoại binh.               

D. cấm quân.

Câu 12: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản bùng nổ là

A. vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

B. hiện tượng rào đất cướp ruộng diễn ra khắp nơi.

C. phương thức canh tác nông nghiệp rất lạc hậu.

D. xã hội bị phân chia thành nhiều đẳng cấp.

Câu 13: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

B. Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.

C. Thủ tiêu được mọi tàn dư phong kiến.

D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 14: Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng tư sản Anh không triệt để?

A. Vin-hem Ô-ran-giơ lên làm vua.

B. Ô-li-vơ Crôm-oen lên nắm quyền.

C. Vua Anh tuyên chiến với Quốc hội.

D. Xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền cộng hòa.

Câu 15: Điểm giống nhau về nghệ thuật kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là

A. tiến hành giảng hòa để giữ vững nền độc lập cho dân tộc.

B. kiên quyết đánh bại kẻ thù bằng những đòn tiến công áp đảo.

C. thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”.

D. vừa đánh vừa hòa để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu 1: Nêu những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật Đại Việt trong các thế kỷ X – XV. Nguyên nhân sự phát triển của nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật Đại Việt thời kỳ này?

Câu 2: Trình bày ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao nói cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

6

B

11

C

2

D

7

B

12

A

3

A

8

C

13

B

4

A

9

C

14

A

5

D

10

D

15

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là

A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN

B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng                     

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan                   

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ                                         

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông                                     

D. Lý Thánh Tông

Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?

A. Nhà Trần                                           

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ                                         

D. Nhà Nguyễn

Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng                             

B. Nguyễn Kim

C. Lê Duy Ninh                                 

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật                                     

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ                         

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.                     

B. Tư sản nông nghiệp,

C. Địa chủ mới.                               

D. Quý tộc mới.

Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ 

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

Câu 11. Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

D. Cách mạng đã đạt tới đinh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Câu 12. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông

C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày thành tựu giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ X-XV.

Câu 2. Trong các thế kỷ XVI-XVIII ở nước ta đã diễn ra những cuộc chiến tranh phong kiến nào? Hậu quả?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Câu 4. Tại sao cuộc nội chiến Mĩ (1861-1965) được coi là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

D

C

D

B

C

D

A

A

B

D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai ?

a. Lý Chiêu Hoàng.                                    

b. Lý Cao Tông.

b. Lý Huệ Tông.                                         

d. Lý Trần Quán

Câu 2. Dưới triều Nguyễn, địa danh nào được chọn làm kinh đô là trung tâm đầu não của cả nước ?

a. Thăng Long (Hà Nội).                             

b. Phủ Qui Nhơn.

c. Phú Xuân (Huế)                                     

d. Gia Định (Sài Gòn).

Câu 3. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống giành được thắng lợi ở đâu ?

a. Sông Như Nguyệt.                                   

b. Sông Bạch Đằng.

c. Rạch Gầm-Xoài Mút.                                 

d. Chi Lăng-Xương Giang.

Câu 4. Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì ?

a. “Thần tộc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”         

b. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.

c. “Phù Lê, diệt Trịnh”.                                       

d. “Phù Trịnh, diệt Lê”

Câu 5. Chiến thắng nào đã ghi dấu ấn sâu sắc nhất về sự đánh bại quân Mãn Thanh xâm lược ?

a. Hạ Hồi.                                                  

b. Ngọc Hồi, Đống Đa.

c. Ngọc Hồi                                                

d. Tất cả các chiến thắng trên

Câu 6. Ở thế kỉ XVI-XVIII, hệ tư tưởng nào vẫn giữ vị trí thống trị trong xã hội nhưng không còn vai trò độc tôn ?

a. Phật giáo.                                               

b. Đạo giáo.                 

c. Thiên chúa giáo                                       

d. Nho giáo.

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1. Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn?

Câu 2. Tại sao nói thời chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? Ý nghĩa lịch sử của  cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Câu 3. Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

a

c

b

c

b

d

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2020 Trường THPT Cẩm Phả. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?