TRƯỜNG THPT VÕ MINH ĐỨC | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN CÔNG NGHỆ 10 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Phân hóa học chứa:
A. Một nguyên tố dinh dưỡng
B. Hai nguyên tố dinh dưỡng
C. Nhiều nguyên tố dinh dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Chất hữu cơ vùi vào đất để:
A. Duy trì độ phì nhiêu của đất
B. Nâng cao độ phì nhiêu của đất
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Phân hóa học có mấy đặc điểm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Đất dễ bị hóa chua khi:
A. Bón nhiều phân hóa học
B. Bón phân hóa học liên tục nhiều năm
C. Bón nhiều đạm và kali
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Phân hữu cơ là loại phân bón có hiệu quả:
A. Nhanh
B. Chậm
C. Trung bình
D. Đáp án khác
Câu 7. Phân hóa học là loại phân:
A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp
B. Mà các chất hữu cơ vùi vào đất
C. Chứa các loài vi sinh vật
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Để phân bón phát huy hiệu lực, khi sử dụng cần chú ý đến yếu tố nào?
A. Tính chất của phân bón và đất
B. Đặc điểm sinh học cây trồng
C. Điều kiện thời tiết
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Khi tẩm hạt giống bằng phân vi sinh vật cố định đạm yêu cầu:
A. Tiến hành nơi râm mát
B. Tránh ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời
C. Cần gieo trổng và vùi vào đất ngay khi tẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón chứa:
A. Vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ
B. Vi sinh vật chuyển hóa lân vô cơ thành lân hữu cơ
C. Vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân hữu cơ khác
D. Vi sinh vật chuyển hóa lân vô cơ thành lân vô cơ khác
Câu 11. Tác dụng của việc bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất là:
A. Thúc đẩy quá trình phân hủy
B. Phân giải chất hữu cơ trong đất thành chất khoáng đơn giản
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 12. Người dân ngăn ngừa sâu, bệnh bằng cách:
A. Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh
B. Xử lí giống cây trồng
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
Câu 2: Trình bày quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
Câu 3: Trình bày khái niệm, phân loại độ phì nhiêu của đất
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | D | C | C | D | B |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
A | D | D | A | C | C |
II – Tự luận (7 điểm)
Câu 1:
- Mục đích, ý nghĩa
+ Đánh giá sự thích nghi của giống với các vùng sinh thái khác nhau và hệ thống luân canh trong sản xuất
+ Nắm được các yếu cầu kĩ thuật sản xuất giống
- Khái niệm: Khảo nghiệm giống cây trồng là kiểm tra, đánh giá để biết được cấc đặc điểm của giống để đưa ra sản xuất đại trà
Câu 2:
- Chọn vật liệu nuôi cấy: Tế bào mô phân sinh trong đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá không bị nhiễm bệnh
- Khử trùng: Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phân tử nhỏ rồi đem rửa sạch và khử trùng
- Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
- Tạo rễ: Môi trường tạo rễ có bổ sung các kích thích sinh trưởng (αNAA, IBA)
- Cấy cây vào môi trường thích ứng: Để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên
- Trồng cây trong vườn ươm
Câu 3:
- Khái niệm: Là khả năng đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, các chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao
- Phân loại
+ Độ phì nhiêu tự nhiên: hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên
+ Độ phì nhiên nhân tạo: hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.
---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT Võ Minh Đức có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: