Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Du có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm

Câu 1 Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết: “ Xã hội từ chỗ ăn lông ở lỗ, tiến đến xã hội chiếm hữu nô lệ, rồi đến xã hội phong kiến và rồi đến xã hội tư bản và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa ”

Đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khát quát nội dung gì?

A. Các kiểu chế độ xã hội

B. Tính tất yếu của sự vận động của xã hội

C. Sự vận động và phát triển của xã hội loài người

D. Tính khách quan của sự phát triển xã hội

Câu 2 Sự vật hiện tượng đang tồn tại thì nó phải có yếu tố là

A. có sẵn trong tự nhiên

B. đang vận động

C. do con người nghĩ ra và dặt tên

D. Các yếu tố khác

Câu 3 Em đồng ý với ý kiến nào khi nói về mâu thuẫn là

A. một chỉnh thể

B. sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. gồm có hai mặt đối lập

D. cả ba đều đúng

Câu 4 Sự biến đổi đúng với sự phát triển là vận động

A. tạm thời    B. tụt lùi    C. tuần hòan    D. tiến lên

Câu 5 Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là

A. tính quy luật    B. không thể nhận thức được

C. vận động    D. tính thực tại khách quan

Câu 6 Đối tượng nghiên cứu của triết học là

A. sự vận động và phát triển của thế giới tự nhiên

B. đối tượng khác

C. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

D. những vấn đề cụ thể.

Câu 7 Sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên không biến đổi, chuyển hóa?

A. Đường ray tàu hỏa

B. Bàn ghế trong lớp học

C. Không tìm thấy sự vật hiện tượng nào

D. Cây cối trong sân trường

Câu 8 Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ

A. giữa tự nhiên và con người    B. giữa tư duy và tồn tại

C. giữa vật chất và ý thức    D. cả A, B và C đúng

Câu 9 Quá trình tạo nên sự vận động và phát triển của thế giới khách quan là

A. sự vật hiện tượng này không thể thay thế được sự vật hiện tượng kia.

B. cả ba đều sai

C. mâu thuẫn cũ mất đi hình thành mâu thuẫn mới

D. sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Câu 10 Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học?

A. Thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

B. Hai vấn đề cơ bản của triết học

C. Thời gian ra đời.

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 11 Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực

B. Phải chấp nhận sự tồn tại trong nhận thức

C. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị

D. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu

Câu 12 Một cách chung nhất, người ta gọi cách thức để đạt đến mục đích đặt ra là

A. công cụ    B. phương tiện    C. phương pháp     D. phương hướng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

D

C

A

C

B

C

B

A

D

B

D

A

D

B

C

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

C

D

C

A

A

B

A

D

C

D

C

D

D

A

B

B

B

D

C

 

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì

A. qua thực tiễn con người tự hoàn thiện mình.

B. thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức và thúc đẩy nhận thức phát triển.

C. nhu cầu hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.

D. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người.

Câu 2: Hoạt động nào không chỉ tạo ra của cải vật chất, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội?

A. Sản xuất vật chất.                                            B. Chính trị - xã hội.

C. Nghiên cứu khoa học.                                   D. Văn hóa.

Câu 3: Câu nói của Hêraclít: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” bao hàm yếu tố nào?

A. Chỉ là câu nói thông thường.                        B. Siêu hình.

C. Biện chứng.                                                     D. Duy tâm.

Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, thực tiễn là hoạt động

A. vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

B. nhận thức thế giới khách quan của con người.

C. cải tạo tự nhiên của con người.

D. mang tính tập thể.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính?

A. Đều là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động.

B. Tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

C. Đều là sự phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát.

D. Đều mang lại cho con người những hiểu biết về sự vật, hiện tượng.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Cây cầu không vận động.                              B. Xã hội không ngừng vận động.

C. Dòng sông đang vận động.                           D. Trái đất không đứng im.

Câu 7: Sự vật, hiện tượng nào sau đây không phải do con người sáng tạo ra?

A. Kinh thành Huế.                                           B. Kim tự tháp Ai Cập.   

C. Vịnh Hạ Long.                                              D. Thánh địa Mỹ Sơn.

Câu 8: Luận điểm: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” của

V. I. Lê-nin muốn nói đến nội dung nào của sự phát triển?

A. Nội dung của sự phát triển.                           B. Nguyên nhân của sự phát triển.

C. Hình thức của sự phát triển.                         D. Điều kiện của sự phát triển.

Câu 9: "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói này của Bác thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Là động lực của nhận thức.                          B. Là mục đích của nhận thức

C. Là tiêu chuẩn của chân lí.                             D. Là cơ sở của nhận thức.

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vận động?

A. Vận động luôn tách rời vật chất.                  B. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.

C. Vận động là sự thay đổi vị trí nói chung.    D. Vận động là tương đối, đứng im là tuyệt đối.

Câu 11: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào là sai?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.            B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.              D. Thực tiễn là đòn bẩy của nhận thức.

Câu 12: Để đảm bảo cho sự tồn tại, thế giới vật chất phải luôn luôn

A. cân bằng.                  B. phát triển.                  C. vận động.                  D. ổn định.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

B

A

C

A

D

A

C

B

B

B

D

C

D

C

D

C

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:(2 điểm)

a) Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Cho ví dụ.

b) Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng có phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn không trong bản thân em ? Nếu có thì em sẽ giải quyết nó như thế nào?

Câu 2:(2 điểm)

a) Thế nào là phủ định biện chứng? Phủ định này có những đặc điểm gì?

b)Vì sao phủ định biện chứng duy trì sự tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng?

Câu 3:( 3 điểm)

a) Đối với mỗi sự vật và hiện tượng, khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính nào?

b)Để tạo nên sự biến đổi về chất, ta nên chuẩn bị cho sự biến đổi về mặt nào? Từ đó rút ra được điều gì cho bản thân trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh trong học tập và rèn luyện đạo đức?

Câu 4:(3 điểm)

Thầy giáo đưa cho hai bạn A và B mỗi người một hạt táo và yêu cầu hai bạn hãy phủ định hạt táo đó. Thực hiện yêu cầu của thầy giáo, bạn A đã đập vỡ hạt táo của mình, còn bạn B đem ươm hạt táo của mình xuống đất và hạt táo đó đã phát triển thành một mầm cây.

Câu hỏi:

Theo em, hạt táo đó có bị phủ định không? Vì sao?

Hai cách mà bạn A và bạn B thực hiện hiện theo yêu cầu của thầy giáo khác nhau như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a) Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất….

b)   -Đức tính siêng năng, chăm chỉ và thói lười biếng trong       mỗi học sinh là hai mặt đối lâp của mâu thuẫn.

-Hướng giải quyết:  HS nêu được ý cơ bản: đấu tranh trong tư tưởng, trong nhận thức để dần dần loại bỏ thói lười biếng, hình thành tính siêng năng, chăm chỉ.

Câu 2.

 a  -Phủ định biện chứng: là sự phủ định được diễn ra do sự vận động và phát triển bên trong bản thân của svht, có kế thừa những yếu tố tích cực của svht cũ để phát triển thành svht mới.

  -Đặc điểm:

+Tính khách quan

+Tính kế thừa

  b - Giải thích: sự vật hiện tượng cũ mất đi để cho ra đời sự vật, hiện tượng mới trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ và phát triển svht mới hoàn thiện hơn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi  số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?