TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (3,0 điểm)
1) So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3.
b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.
c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.
d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
2) Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. NaBr + H2SO4 (đặc, nóng)
b. NaClO + PbS
c. F2 + NaOH (loãng, lạnh)
d. FeI2 + Cl2(dư)
e. FeSO4 + H2SO4 + HNO2
f. KMnO4 + H2SO4 + HNO2
Câu 2. (3,0 điểm)
1) Giả thiết tồn tại các obitan ng tương ứng với số lượng tử phụ l = 4.
a. Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có.
b. Dự đoán sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.
c. Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này có số hiệu nguyên tử Z bằng bao nhiêu?
2) Cho ba khí X, Y, Z. Đốt cháy V lít khí X thu được V lít khí Y và 2V lít khí Z. Hợp chất X không chứa oxi, Z là sản phẩm thu được khi cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Y là oxit trong đó khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng nguyên tố tạo oxit. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi
a. Đốt cháy hỗn hợp X, Y, Z trong không khí (nếu có xảy ra).
b. Cho Z lần lượt sục qua các dung dịch: Br2, H2O2, H2S, Na2CO3, KMnO4.
Câu 3. (2,0 điểm)
Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại người ta thường dùng clorua vôi.
b. Trong thiên nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng không có hiện tượng tích tụ khí H2Strong không khí.
c. Ozon dễ hóa lỏng và tan trong nước nhiều hơn oxi.
d. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CF2Cl2 dùng trong công nghiệp làm lạnh thải vào không khí.
Câu 4. (2,0 điểm)
Một bình thủy tinh kín chứa 500 ml hỗn hợp khí gồm H2, F2, O2 (ở đktc) có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:3:1. Nung nóng bình thì xảy ra phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh. Sau đó làm lạnh bình về nhiệt độ phòng (250C) thì xuất hiện tinh thể (A) không màu bám trên thành bình. Trong A nguyên tố Si chiếm 36% về khối lượng.
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định công thức phân tử của A.
c. Tính khối lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để tan vào 200 gam dung dịch H2SO4 91% tạo thành oleum chứa 12,5% SO3. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 5. (2,0 điểm)
Đã có một số công trình về việc điều chế hợp chất của canxi hóa trị 1. Mặc dù bản chất của các chất đó vẫn chưa được biết nhưng chúng đã được sự quan tâm rất nhiều của các nhà hóa học.
Có thể chuyển CaCl2 thành CaCl bằng canxi, hiđro, cacbon.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b. CaCl2 tác dụng với hidro nguyên tử tạo ra sản phẩm màu trắng chứa 52,36% Ca và 46,32% Cl về khối lượng. Xác định công thức thực nghiệm cho sản phẩm đó.
c. CaCl2 tác dụng với cacbon tạo ra sản phẩm màu đỏ (X) chứa 3 nguyên tố, trong đó tỉ lệ số mol nCa : nCl = 1,5 : 1. Thủy phân sản phẩm X thì thu được hợp chất như khi thủy phân Mg2C3. Xác định công thức thực nghiệm của sản phẩm X. Viết công thức cấu tạo mạch hở của hợp chất tạo ra khi thủy phân sản phẩm X.
Câu 6. (2,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước, thu được dung dịch A. Cho từ từ khí H2S đến dư vào dung dịch A, thu được lượng kết tủa nhỏ hơn 2,51 lần lượng kết tủa tạo ra khi cho dung dịch Na2S dư vào dung dịch A. Tương tự, nếu thay FeCl3 trong dung dịch A bằng FeCl2 với khối lượng như nhau (tạo dung dịch B) thì lượng kết tủa thu được khi cho khí H2S dư vào dung dịch B nhỏ hơn 3,36 lần lượng kết tủa tạo ra khi cho Na2S dư vào dung dịch B. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Câu 7. (2,0 điểm)
Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc, dư. Sau khi kết thúc các phản ứng cho toàn bộ lượng Cl2 tạo ra tác dụng hết với kim loại M, thu được 38,1 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ lượng X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 118,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M.
Câu 8. (2,0 điểm)
Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/l, thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp sau phản ứng thì khối lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị của x.
Câu 9. (2,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, khi cho khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X nung nóng, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ lượng Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 35 gam kết tủa. Hòa tan toàn bộ lượng Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2,0 điểm)
1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.
2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.
b. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?
Câu 2: (2,0 điểm)
1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O
b) FeO + HNO3 NO + Fe(NO3)3 + H2O
c) Cu + H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + H2O
d) FeS2 + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.
b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.
c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).
d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).
Câu 3: (2,0 điểm)
1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?
b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.
2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng hàm lượng Zn trong A.
Lấy hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.
Lấy hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).
a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.
b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.
Câu 4: (2,0 điểm)
1) Một oleum A chứa 37,869 % lưu huỳnh trong phân tử.
a) Hãy xác định công thức của A.
b) Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,30% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Tính m1 và m2.
2) A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B thu được 2 lít dung dịch C (coi V + V’ = 2 lít).
a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.
b. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,448 lít (ở đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.
Câu 5: (2,0 điểm)
1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?
b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?
Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.
2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí A. Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R. Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. Na+, F -, Ne. B. K+, Cl -, Ar. C. Li+, F - , Ne. D. Na+, Cl -, Ar.
Câu 2: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của nguyên tố X là 40. Biết số hạt notron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt. Nguyên tố X là
A. nguyên tố s. B. nguyên tố f. C. nguyên tố d. D. nguyên tố p.
Câu 3: Hai nguyên tố X, Y thuộc một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp, có tổng số hạt mang điện là 44. Trong bảng tuần hòa X, Y thuộc nhóm
A. VA. B. VIA. C. VIIA. D. IVA.
Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X (Z=26), vị trí X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm VIIIB. B. chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. chu kỳ 3, nhóm VIIIB. D. chu kỳ 4, nhóm VIB.
Câu 5: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?
A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. Al2O3, BaCl2. D. SO2, KCl.
Câu 6: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA. B. ô thứ 8 , chu kì 2 nhóm VIA.
C. ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.
Câu 7: Trong bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 4 và 3. B. 3 và 6. C. 3 và 4. D. 3 và 3.
Câu 8: Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron
A. ở lớp ngoài cùng. B. ở phân lớp ngoài cùng.
C. có mức năng lượng thấp nhất. D. tham gia tạo liên kết hóa học.
Câu 9: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oC khối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là
A. 1,44.10-8 cm. B. 1,29.10-8 cm. C. 1,97.10-8 cm. D. 1,79.10-8 cm .
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào ?
A. F. B. Cl. C. Br. D. I.
Câu 11: Trong các hidroxit sau, chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Be(OH)2.
Câu 12: Trong nguyên tử, electron trên lớp nào sau đây có mức năng lượng lớn nhất ?
A. K. B. L. C. N. D. M.
Câu 13: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?
A. 12. B. 10. C. 6. D. 9.
Câu 14: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p63d34s2. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.
C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p64s23d3.
Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kỳ 2 có số nguyên tố là
A. 18. B. 2. C. 8. D. 32.
Câu 16: X là nguyên tố kim loại, có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là
A. 8. B. 9. C. 10. D. 1.
Câu 17: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73% số nguyên tử) còn lại là đồng vị 65Cu. Khối lượng gần đúng của 63Cu có trong 7,977 gam CuSO4 là
A. 2,25 gam. B. 2,20 gam. C. 2,15 gam. D. 2,31 gam.
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np2. Trong hợp chất của X với H, H chiếm 12,5% về khối lượng. % khối lượng của X trong oxit cao nhất gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau đây ?
A. 53,33. B. 72,73. C. 46,67. D. 27,27.
Câu 19: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên nhiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số electron; (3) tính kim loại; (4) tính phi kim. (5) độ âm điện; (6) nguyên tử khối
A. (3), (4), (6). B. (1), (2), (3). C. (2), (3,) (4). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 20: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử nguyên tố X là
A. 17. B. 23. C. 15. D. 18.
Câu 21: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
C. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
D. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Câu 22: Chọn đáp án đúng nhất
A. Bản chất của liên kết ion là lực đẩy tĩnh điện giữa 2 ion mang điện trái dấu.
B. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion dương và âm.
C. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các hạt mang điện trái dấu.
D. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và các electron hóa trị.
Câu 23: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là
A. 27 gam. B. 78,26.1023 gam. C. 21,74.10-24 gam. D. 27 đvC.
Câu 24: Hầu hết các hợp chất ion
A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
C. khó hòa tan trong nước. D. ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái khí.
Câu 25: Hợp chất X có công thức phân tử dạng AB2 có A = 50% (Về khối lượng) và tổng số proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số p bằng số n. Số oxi hóa của A trong X là
A. +2. B. +6. C. +4. D. -2.
Câu 26: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
A. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.
C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là các nguyên tố kim loại kiềm.
D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm A (trừ nhóm VIIIA) có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
Câu 27: Phản ứng nào dưới đây không là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
B. MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 + H2O.
C. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Câu 28: Các chất mà phân tử không phân cực là
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 29: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số hiệu nguyên tử. B. số electron lớp ngoài cùng.
C. notron. D. số lớp electron.
Câu 30: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2. N2, F2.
Câu 31: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Cho một số nhận xét sau về X:
(a) Nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
(b) Đơn chất X dễ bị oxi hóa bởi nước ở điều kiện thường.
(c) X tác dụng với Cl2 tạo thành hợp chất ion.
(d) X là nguyên tố phi kim.
(g) X có tính kim loại mạnh hơn Ba.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 32: Cho các hạt sau: Al (Z=13), Al3+, Na (Z=11), Na+, Mg (Z=12), Mg2+, F-, O2-. Dãy các hạt xếp theo chiều giảm dần bán kính là (Biết Al (Z=13), Na (Z=11), Mg (Z=12, F (Z=9), O (Z=8))
A. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+. B. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Al3+ > Mg2+ > Na+.
C. Na > Mg > Al > F-> O2 - > Al3+ > Mg2+ > Na+. D. Al > Mg > Na > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+.
Câu 33: Ở đktc (760 mmHg, 0oC ) 10,65 gam khí Cl2 có thể tích là 3,36 lít. Nguyên tử nguyên tố Cl có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. % khối lượng của 35Cl có trong 3,36 lít khí Cl2 ở đktc là
A. 73,49. B. 75. C. 74,95. D. 73,94.
Câu 34: Ở Trạng thái cơ bản
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.
- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt.
Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. B. X là nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất.
C. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính. D. Tính phi kim giảm dần theo thứ tự X, Z, Y.
Câu 35: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
A. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. B. Công thức hidroxit cao nhất của Y là H2YO4.
C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X. D. Công thức oxi cao nhất của X là X2O5.
Câu 36: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 20,826.10-19C. Hạt nhân nguyên tử X có khối lượng gần đúng là 45,194. 10-27kg. Cho các nhận định sau về X:
(1). Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s22s22p6.
(2). Oxit tương ứng của X tác dụng được với dung dịch NaOH.
(3). X có thuộc chu kỳ 2 trong bảng tuần hoàn.
(4). X là nguyên tố phi kim.
(5). X không tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên ?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng hóa học H2 + Cl2 → 2HCl, H2 đã chuyển hẳn 2 electron cho Cl2.
B. Trong phản ứng hóa học 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2+ 2H2O, MnO2 là chất oxi hóa và đã khử Cl- lên Cl2o.
C. Trong phản ứng của kim loại với các phi kim và axit, kim loại đều đóng vai trò là chất khử.
D. Tất cả các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là các nguyên tố kim loại.
Câu 38: Hợp chất ion M được tạo nên từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều có 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- ở cùng phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số liên kết cộng hóa trị (kể cả liên kết cho nhận) trong M là
A. 10. B. 12. C. 14. D. 16.
Câu 39: Hợp chất T có công thức phân tử là M2X. Trong T, tổng số hạt cơ bản (proton, notron, electron) là 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số hạt không mang điện trong nguyên tử X nhỏ hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử M là 4. Số electron trong M+ và trong X2- bằng nhau. Hiệu số số khối AM-AX có giá trị bằng.
A. 3. B. 9. C. 15. D. 7 .
Câu 40: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 28. Cho các phát biểu sau về X:
(a) Trong hợp chất của X, X có số oxi hóa là -1.
(b) Oxit cao nhất của X là X2O7.
(c) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.
(d) X là nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất trong bảng tuần hoàn.
(e) Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kỳ 2.
Số các phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 1 D. 0.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
..
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.