Đề thi chọn HSG môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2020-2021 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Dành cho học sinh các trường THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

 

Câu 1: Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.

Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao?

Câu 3: Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

Câu 4: Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ X - XV? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

Câu 5: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

1. Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.

1. Điều kiện tự nhiên.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn…,có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người…

- Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên…,có những khó khăn nhất định cho cuộc sống của con người.

2. Thời gian xuất hiện.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.

3. Nền tảng kinh tế.

- Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp thủy lợi.

- Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là công thương nghiệp.

4. Thể chế chính trị.

- Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là chuyên chế cổ đại…

- Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là dân chủ chủ nô…

2. Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao?

- Năm 618 Lý Uyên thiết lập nhà Đường (618-907), đây là thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, văn hoá...

+ Về chính trị: Tăng cường hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương (cử người thân tín đến cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương; đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan)...

+ Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đẩy mạnh việc xâm chiếm đất đai: Nội Mông, Tây Vực, Bán đảo Triều Tiên,...

+ Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện, thực hiện chính sách quân điền trong nông nghiệp... Thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề như: dệt, in, gốm sứ...xuất hiện phường hội...Ngoại thương mở rộng, hình thành "con đường tơ lụa" buôn bán với nhiều nước...

+ Về văn hoá: Thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng...Phật giáo phát triển, thịnh hành...

3. Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

1. Nguyên nhân, điều kiện.

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỷ XV, việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa trung Hải bị người Ả- rập độc chiếm.

- Chế độ phong kiến tập quyền đã tạo ra những điều kiện cho các cuộc thám hiểm được tiến hành nhanh chóng.

- Vào thời gian đó khoa học - kỹ thuật đã có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, la bàn được sử dụng…vẽ được các bản đồ, kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới…

2. Hệ quả.

- Đem lại cho con người những hiểu biết về các con đường, vùng đất, dân tộc chưa được phát hiện trên thế giới.

- Mở mang tri thức khoa học cho con người (hiểu biết về hình thể trái đất, bề rộng trái đất và về các hành tinh). Phát kiến địa lí thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông và tri thức.

- Tạo ra sự tiếp xúc giữa các nền văn minh văn hóa, đặc biệt là sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

- Tạo ra những thị trường mới, đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc quý giá từ đó thúc đẩy kinh tế châu Âu phát triển.

4. Sự phát triển về giáo dục, văn học, nghệ thuật của quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ X-XV? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

1. Sự phát triển.

- Giáo dục

+ Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí, các nhà nước đương thời đều quan tâm đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

+ Nhà Lý lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long (1070), đắp tượng Khổng Tử, Chu công,…Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, đặt lệ lấy "Tam khôi" quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám... Nhà Lê quy chế thi cử được ban hành rõ ràng, ba năm có kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ, dựng bia ghi tên Tiến sĩ…

- Văn học

+ Từ thời Trần văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo,…vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

+ Thế kỷ XI-XII, chữ Nôm ra đời…Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…

- Nghệ thuật

+ Cung điện, tháp, đền đài, thành được xây dựng…;những công trình kiến trúc Phật giá xây dựng khắp nơi như: chùa Một cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, Phổ Minh...

+ Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề…

+ Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc: chèo, tuồng, múa rối phát triển. Âm nhạc với nhiều nhạc cụ: trống cơm, sáo tiêu, đàn cầm...

2. Nguyên nhân phát triển.

- Sự phát triển về các mặt chính trị, kinh tế...của các triều đại Lý, Trần, Lê tạo tiền đề cho các mặt giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển.

- Các triều đại phong kiến đều có những chính sách tạo điều kiện cho các hoạt động này phát triển...

- Sự sáng tạo của nhân dân ta trong sản xuất, trong đấu tranh nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc...

5. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV.

- Với tinh thần “Quyết không đợi trời chung cùng quân giặc” nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, chủ động, sáng tạo, sẵn sàng hi sinh gian khổ để vượt qua khó khăn lật đổ nền thống trị của nhà Minh.

- Với tư tưởng “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo” nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động tiến lên đánh bại chúng.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có một bộ chỉ huy nghĩa quân vừa kiên định vừa tài giỏi đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi…

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi chọn HSG môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2020-2021 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?