TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 3 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
I. TRẮC NGHIỆM :
Câu 1: Nguvên tử X và Y có sô hiệu nguyên tử lần lượt là 19 và 15. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X và Y đều là các phi kim
B. X là một phi kim còn Y là một kim loại.
C. X là một kim loại còn Y là một phi kim.
D. X và Y đều là các kim loại.
Câu 2. Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử ?
A. Phản ứng phân hủy
B. Phản ứng trao đổi
C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ
D. Phản ứng hóa học
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 3 lần lượt là 8 và 18.
B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
C. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
D. Bảng tuân hoàn gôm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
Câu 4: Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:
A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kêt :
A. cộng hoá trị
B. Kim loại
C. Ion
D. Cho nhận
Câu 6: Cho các phản ứng :
(a) Ca(OH)2 + CO2 →CaCO3 + H2O
(b) 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
(c) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
(d) 4KClO3 → KCl + 3KClO4
Số phản ứng oxi hóa khử là :
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 7: Cho dãy các chất : N2, H2, NH3, CO2, HCl, H2O, C2H4. Số chất mà phân tử có chứa liên kết đơn là :
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 8: Số electron tối đa phân bố trên lóp thứ 3 trong vỏ nguyên tử là :
A. 16
B. 32
C. 50
D. 18
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng:
aKMnO4 + bKI + cH2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O
Hệ số cân bằng a, b, c của các chất phản ứng lần lượt là:
A. 3, 7, 5
B. 2, 10, 8
C. 4, 5, 8
D. 2, 8, 6
Câu 10: Trong phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HC1, thì :
A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
B. Cl2 là chât oxi hóa, SO2 là chât khử.
C. Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
Câu 11: Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là :
A. số oxi hoá.
B. cộng hoá trị.
C. điện hoá trị.
D. điện tích ion.
Câu 12: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử :
A. NH3 + HNO3 → NH4NO3
B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3
C. NH3 + HCl → NH4Cl
D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2
Câu 13: Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau :
(X) 1s22s22p63s23p3
(Y) 1s22s22p63s23p64s1
(Z) 1s22s22p63s2
(T) 1s22s22p63s23p63d8 4s2
Dãy các cấu hình electron cuả các nguyên tử kim loại là :
A. X, Y, T
B. Y, Z, T.
C. X, Y, Z.
D. X, Z, T.
Câu 14: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm
A. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.
B. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.
C. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.
D. Có một cặp electron chung, là liên kêt đơn, phân cực.
Câu 15: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần
B. Giảm dần sau đó tăng dần
C. Tăng dần sau đó giảm dần
D. Tăng dần
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
1: Cấu hình e ngoài cùng của là 3s23p6. Vị trí của X là.
A. Chu kì 7, nhóm IIA.
C. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIA.
D. Chu kì 3, nhóm VIIA.
2: Trong các phản ứng sau đây, Cl2 vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất là oxi hóa:
A. Cl2 + H2 → 2HCl.
C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
B. Cl2 + Cu → CuCl2.
D. Cl2 + 2Na → 2NaCl.
3. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện ra mùi lạ. Đó chính là mùi clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do:
A. Clo có độc nên có tính sát trùng.
C. Clo có tinh oxi hóa mạnh.
B. Có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. Một nguyên nhân khác.
4. Để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta chọn cách nào
A. Cho KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
B. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4loãng
C. Cho dung dịch KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng có mặt H2SO4 đặc
D. Cho NaCl khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hoặc cho Cl2 tác dụng với H2.
5. Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg, Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch HCl tăng thêm 7g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là:
A. 0,04 mol
B. 0,4 mol
C. 0,8 mol
D. 0,08 mol.
6. Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí lần lượt là:
A. 50% và 50%
B. 60% và 40%
C. 20% và 80%
D. 25% và 75%.
7. Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Chất bột đó là:
A. Muối ăn
B. Lưu huỳnh
C. Vôi sống
D. Cát.
8. Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dd HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là
khí HCl. Có thể dùng dd nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất?
A. dd NaOH
B. dd AgNO3
C. dd NaCl
D. dd KMnO4
9. Phân biệt CO2 và SO2 bằng:
A. Nước brom
B. H2SO4đặc
C. giấy quỳ tím ẩm
D. nước vôi trong.
10. Đốt cháy hoàn toàn 12g FeS2 bằng oxi vừa đủ, lượng khí thu được dẫn vào 300ml dung dịch NaOH 1M. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
A. NaOH dư và Na2SO3
C. NaHSO3
B. Na2SO3 và NaHSO3
D. Na2SO3
11. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
A. 0,5 mol
B. 0,6 mol
C. 0,4 mol
D. 0,3 mol
12. Cho các phản ứng sau:
(1) O3 + dung dịch KI→
(2) F2 + H2O →
(3) MnO2 + HCl đặc →
(4) Cl2 + dung dịch H2S →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (4)
D. (2), (3), (4).
13. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua: Ag+H2S+O2→Ag2S + H2O
Mệnh đề diễn tả đúng tính chất của các chẩt phản ứng là:
A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử
C. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử
B. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa
D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
14. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Chữa sâu răng
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
D. Sát trùng nước sinh hoạt.
15. Cho 0,8g muối sắt sunfat tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 1,398g kết tủa. Công thúc muối sắt sunfat là:
A. FeSO4
B. Fe2(SO4)3
C. Cả A và B
D. Không xác định được.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
1:
a. Hãy cho biết giá trị của 1u bằng bao nhiêu kg?
b. Nguyên tử Mg có khối lượng là 24,31u. Hãy tính khối lượng của Mg theo đơn vị kg?
2: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron và số khối của những nguyên tử có kí hiệu sau đây:
3919K ; 5626Fe ; 23490Th ; 3115P
3:
a. Viết công thức của các loại phân tử đồng (II) oxit, biết rằng đồng và oxi có các đồng vị sau: 6329Cu ; 6529Cu ; 168O ; 178O ; 188O .
b. Tính phân tử khối của các phân tử nói trên.
4: Cho nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 46, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron, số khối và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
5.a: ( 2,5 điểm ) ( dành cho học sinh lớp 10A )
a/ Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có A( Z=17 ) và B( Z=26 ).
Nguyên tố A,B là kim loại, phi kim, khí hiếm, vì sao?
b/ Trong tự nhiên Argon có 3 loại đồng vị bền với tỉ lệ % nguyên tử là:
3618Ar ; (0,337%) ; 3818Ar (0,063%) ; 4018Ar ( 99,6%)
Cho rằng nguyên tử khối của các đồng vị trùng với số khối của chúng.
– Tính nguyên tử khối trung bình của Argon.
– Tính thể tích của 20 gam Argon ( ở đktc )
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết lần 3 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Phú Bài, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!