BỘ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 8
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn kiểm tra: VẬT LÝ 8 | |||
| Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) | |||
ĐỀ SỐ 1 (gồm 02 trang) | ||||
Họ tên học sinh: ....................................................... | Lớp: .............. | Điểm | ||
|
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát?
A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc | B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc |
C. Tra dầu mỡ bôi trơn | D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc |
Câu 2: Một đoàn tàu đang chuyển động, tàu lửa đang chuyển động so với vật mốc nào sau đây?
A. Hành khách trên tàu | B. Đường ray |
C. Người lái tàu | D. Đầu máy |
Câu 3: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường |
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường |
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn |
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau |
Câu 4: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của xe đi trên đường dốc |
B. Chuyển động của người đi bộ |
C. Chuyển động của đoàn tàu đang khởi hành |
D. Chuyển động của cánh quạt |
Câu 5: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Cặp lực cân bằng tác dụng vào vật là
A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn |
B. lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn |
C. trọng lực P của Trái Đất với lực nâng N của mặt bàn |
D. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi |
Câu 6: Công thức tính áp suất chất lỏng là
A. p =d.h | B. p =\(\frac{h}{d}\) | C. p = d.V | D. p =\(\frac{d}{h}\) |
Câu 7: Để xác định sự nhanh chậm của chuyển động, ta phải dựa vào đại lượng nào?
A. Thời gian | B. Vận tốc | C. Quãng đường | D. Khối lượng |
Câu 8: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống khi nói về tính tương đối của chuyển động: “Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại ………… so với vật khác”.
A. đứng yên | B. chậm dần | C. chuyển động đều | D. nhanh hơn |
Câu 9: Lực là đại lượng vectơ vì
A. lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều |
B. lực làm vật chuyển động nhanh hoặc chậm |
C. lực làm vật thay đổi tốc độ hoặc biến dạng |
D. lực làm cho vật chuyển động |
Câu 10: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là
A. 2500Pa | B. 400Pa | C. 250Pa | D. 25000Pa |
Câu 11: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu | B. Trọng lực tác dụng lên tàu |
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray | D. Lực cản của không khí |
Câu 12: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. đột ngột rẽ sang trái | B. đột ngột giảm vận tốc |
C. đột ngột rẽ sang phải | D. đột ngột tăng vận tốc |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (2,0 điểm): Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất.
Áp dụng: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính áp lực của người đó lên mặt sàn.
Câu 14 (2,0 điểm): Dựa vào hình vẽ bên
a) Hãy mô tả vector lực FC của hình dưới bằng lời.
b) Vẽ thêm vector trọng lực tác dụng vào vật có độ lớn 60N.
Câu 15 (3,0 điểm): Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng đi về C (hình vẽ). Biết vận tốc xe đi từ B là 25 km/h.
a) Tính thời gian đi của xe B
b) Để hai xe đến C cùng lúc thì xe khởi hành tại A phải đi với vận tốc bao nhiêu?
c) Giả sử hai xe đi ngược chiều thì sau bao lâu hai xe gặp nhau (sử dụng kết quả tính được ở câu b)?
ĐỀ SỐ 2 (gồm 02 trang)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Cặp lực cân bằng tác dụng vào vật là
A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn |
B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi |
C. lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn |
D. trọng lực P của Trái Đất với lực nâng N của mặt bàn |
Câu 2: Một đoàn tàu đang chuyển động, tàu lửa đang chuyển động so với vật mốc nào sau đây?
A. Đầu máy | B. Người lái tàu |
C. Đường ray | D. Hành khách trên tàu |
Câu 3: Công thức tính áp suất chất lỏng là
A. p = d.h | B. p = | C. p = | D. p = d.V |
Câu 4: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
A. Lực ma sát giữa tàu và đường ray | B. Lực cản của không khí |
C. Trọng lực tác dụng lên tàu | D. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu |
Câu 5: Lực là đại lượng vectơ vì
A. lực làm cho vật chuyển động |
B. lực làm vật chuyển động nhanh hoặc chậm |
C. lực làm vật thay đổi tốc độ hoặc biến dạng |
D. lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều |
Câu 6: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của cánh quạt |
B. Chuyển động của đoàn tàu đang khởi hành |
C. Chuyển động của người đi bộ |
D. Chuyển động của xe đi trên đường dốc |
Câu 7: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là
A. 250Pa | B. 25000Pa | C. 2500Pa | D. 400Pa |
Câu 8: Để xác định sự nhanh chậm của chuyển động, ta phải dựa vào đại lượng nào?
A. Quãng đường | B. Vận tốc | C. Thời gian | D. Khối lượng |
...
{-- xem đầy đủ nội dung Phần Trắc nghiệm ở phần xem online hoặc tải về --}
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
...
---Để xem tiếp nội dung Đề thi số 2, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bộ 2 đề kiểm tra Học kì 1 môn Vật lý 8 năm 2019-2020 trường THCS Mạc Đĩnh Chi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 8 năm học 2019-2020 trường THCS Tràng An có đáp án
-
Bộ 6 Đề kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lý 8 năm học 2019-2020
Chúc các em học tốt