Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa học 9 năm 2019 (có gợi ý giải)

Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa học 9 năm 2019 (có gợi ý giải)

Đề số 1:

Câu 1: (2 điểm) Giấy quỳ tím chuyển màu gì khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ

a) 0,5 mol H2SO4 và 1 mol NaOH

b) 2 mol HCl và 1 mol KOH?

Câu 2: (1 điểm) Phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl được gọi là phản ứng gì?

Câu 3: (2 điểm) Vì sao K2O tan được trong nước?

Câu 4: (2 điểm) Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X.

Xác định thành phẩn của chất rắn X (Zn = 65, S=32).

Câu 5: (3 điểm) Cho 1,52 g hỗn hợp hai kim loại (có hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (ở đktc).

Tính khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được (H=1, S=32, O=16).

Đáp án và hướng dẫn giải:

Câu 1:

a) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

nNaOH = 2nH2SO4 đúng theo phương trình. Sau phản ứng chỉ có Na2SO4, nên môi trường trung tính không làm đổi màu quỳ tím.

HCl + KOH → KCl + H2O

nHCl > nKOH : HCl dư, quỳ tím chuyển màu đỏ.

Câu 2:

Phản ứng trao đổi, do thành phần phân tử các chất không đổi.

Câu 3:

K2O + H2O → 2KOH.

KOH tan mạnh trong nước, nên K2O tan được trong nước.

Câu 4:

S + Zn → ZnS

nS : nZn = 1/32 : 2/65

Với tỉ lệ đó so với tỉ lệ mol của phương trình thì sau phản ứng S dư.

Nên sản phẩm là ZnS và S.

Câu 5:

Gọi M chung cho cả 2 kim loại: M + H2SO4 → MSO4 + H2

Nhận xét: nSO4 luôn luôn = nH2 = 0,015 mol

→ mMSO4 = mM + mSO4 = 1,52 + 96 x 0,015 = 2,96 gam.

Đề số 2:

Câu 1: (1,5 điểm) Viết phương trình hóa học khi H2SO4 đặc, đun nóng tác dụng với Cu. Có hiện tượng gì để biết phản ứng đã xảy ra?

Câu 2: (2 điểm) Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận ra các chất rắn được đựng riêng trong mỗi bình: CaO, MgO, MgCO3.

Câu 3: (2 điểm) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo ra khi hòa tan 4,7 g K2O vào nước. Cho biết thể tích dung dịch thu được là 100 ml (K=39, O=16).

Câu 4: (2 điểm) Viết công thức các oxit ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố sau: Na, Al, Fe, Cu, Hg, Cl, S, Cr.

Câu 5: (2,5 điểm) Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1 : 2,5 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X.

Cho X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí Y.

Xác định thành phần của khí Y (S=32, Zn=65).

Đáp án và hướng dẫn giải:

Câu 1:

Cu + H2SO4 đặc to→ CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Để nguội người ta thêm nước cất vào sẽ cho dung dịch có màu xanh.

Câu 2:

Chất tan hoàn toàn và có hiện tượng sủi bọt là MgCO3.

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2↑ + 2H2O

Chất tan hoàn toàn tạo ra dung dịch trong suốt là MgO.

MgO + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Chất tan không hoàn toàn tạo ra dung dịch vẩn đục là CaO.

CaO + H2SO4 → CaSO4 (ít tan) + 2H2O

Câu 3:

K2O + H2O → 2KOH

nKOH = nK2O = 2x 4,7/94 = 0,1 mol.

Nồng độ mol của KOH = 0,1 : 0,1 = 1 (M).

Câu 4:

Na2O, Al2O3, Fe2O3, CuO, HgO, Cl2O7, SO3, CrO3.

Câu 5:

Tỉ lệ số mol của S và Zn = 1/32 : 2,5/65

Phương trình hóa học: S + Zn to→ ZnS

nS < nZn => Zn dư.

Chất X gồm: ZnS và Zn

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S↑

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Khí Y gồm: H2S, H2.
nH2SO4 = 0,3 mol

Theo phương trình hóa học: Số mol H2SO4 dư = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol.

Dung dịch thu được sau phản ứng có 0,02 mol H2SO4 và 0,01 mol CuSO4.

Câu 2:

Oxit bazo. Ví dụ CuO từ phản ứng: Cu(OH)2 to→ CuO + H2O

Oxit axit. Ví dụ CO2 từ phản ứng: CaCO3 to→ CaO + CO2

Oxit lưỡng tính. Ví dụ Al2O3 từ phản ứng: Al(OH)3 to→ Al2O3 + H2O

Oxit trung tính. Ví dụ CO từ phản ứng: C + O2 to → 2CO

Câu 3:

Gọi x là số mol của CuO hay của Fe2O3, ta có: 80x + 160x = 24

Suy ra x = 0,1 mol

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Số mol HCl cần = 8x = 0,8 mol. Khối lượng HCl = 0,8 x 36,5 = 29,2 gam.

Khối lượng dung dịch HCl 7,3% = (29,2 x 100)/7,3 = 400 gam.

Câu 4:

Hỗn hợp chỉ tan một phần trong dung dịch H2SO4 dư là hỗn hợp (1).

Phương trình hóa học: CuO + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 dư, và có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (2)

Phương trình hóa học:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Hỗn hợp tan hết trong dung dịch H2SO4 dư và không có hiện tượng sủi bọt là hỗn hợp (3).

Phương trình hóa học: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Câu 5:

Do khối lượng phân tử của CO bằng khối lượng phân tử của N2. Hỗn hợp X có chứa H2nhẹ hơn hỗn hợp Y có CO2

Vậy tỉ khối của hỗn hợp X bé hơn tỉ khối hỗn hợp Y.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề kiểm tra 45 phút môn Hóa 9 Chương 1, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?