Bộ 4 đề thi HK2 môn Hóa học 9 năm 2019 (có đáp án)

Bộ 4 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2019 (có đáp án)

Đề số 1:

Câu 1: (1,5 điểm)

Viết 3 phương trình phản ứng điều chế glucozo.

Câu 2: (1,5 điểm)

Để xác minh đường gluocozo (thường có trong nước tiểu của người bệnh đái đường) người ta chọn thuốc thử nào? Viết phương trình hóa học để minh họa.

Câu 3: (2 điểm)

Khi đốt cháy cùng số mol các khí: CH4, C2H4, C3H4, C4H4. Tính tỉ lệ theo thể tích của khí oxi cần dùng để đốt cháy mỗi chất (đo cùng điều kiện).

Câu 4: (2,5 điểm)

Xà phòng hóa hoàn toàn 964,2g một loại chất béo thuộc dạng (RCOO)3C3H5, cần vừa đủa 130g NaOH. Tính khối lượng muối của axit hữu cơ thu được (cho H=1, C=12, O=16, Na=23).

Câu 5: (2,5 điểm)

Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra khổi dung dịch cân lại thấy nặng thêm 0,8g. Khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu là bao nhiêu gam (Cu=64, Fe=56)?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

Từ saccarozo: C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6    (xt: H2SO4)

Từ tinh bột: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6   (xt: H2SO4)

Từ xenlulozo: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6   (xt: H2SO4)

Câu 2:

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Ag2O + C6H12O6 NH3→ C6H12O7 + 2Ag

Câu 3:

2CH4 + 2O2 to→ CO2 + 2H2O

C2H4 + 3O2 to→ 2CO2 + 2H2O

C3H4 + 4O2 to→ 3CO2 + 2H2O

C4H4 + 5O2 to→ 4CO2 + 2H2O

Tỉ lệ thể tích oxi cần dùng lần lượt: 2:3:4:5.

Câu 4:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH to→ C3H5(OH)3 + 3RCOONa

Khối lượng C3H5(OH)3 = 130/120 x 92 = 99,67 gam.

Dùng định luật bảo toàn khối lượng:

Khối lượng chất béo + khối lượng NaOH = Khối lượng C3H5(OH)3 + khối lượng muối của axit hữu cơ.

→ Khối lượng muối = 964,2 + 130 – 99,67 = 994,5 gam.

Câu 5:

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Theo phương trình cứ 56 gam Fe tan vào dung dịch thì có 64 gam Cu tách ra khỏi dung dịch. Thành Fe tăng khối lượng nên khối lượng dung dịch phải giảm đi đúng bằng khối lượng thành Fe tăng lên.

Đề số 2:

Câu 1: (2 điểm)

Nhỏ 10ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch glucozo dư, sau khi kết thúc phản ứng, người ta thu được một lượng Ag cân nặng 0,864g. Tính hiệu suất phản ứng (Ag=108)

Câu 2: (2 điểm)

Viết phương trình hóa học của H2N – CH2 – COOH lần lượt với NaOH, C2H5OH.

Câu 3: (2 điểm)

Hai phân tử X và Y có công thức cấu tạo lần lượt là:

HO – CH2 – COOH và H2N – CH2 – COOH. Viết các phương trình hóa học với Na

Câu 4: (2 điểm)

Hãy điền Đ (nếu đúng) S (nếu sai) vào bảng sau:

STT

 

Đ hay S

1

Glucozo tác dụng được với AgNO3 trong NH3

 

2

Saccarozo tác dụng được với H2O trong axit

 

3

Xenlulozo không tác dụng với natri

 

4

Tinh bột tác dụng với iot cho màu xanh

 

5

Axit axetic tác dụng được với rượu etylic trong axit

 

6

Amino axit bị thủy phân trong môi trường axit hay kiềm

 

7

Rượu etylic tác dụng với natri

 

8

Benzen không tác dụng với nước

 

Câu 5: (2 điểm)

Trộn 50ml axit axetic (D = 1,03 g/cm3) với 50ml nước cất (D = 1 g/cm3). Tính nồng độ % của axit axetic trong dung dịch đó.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

nAgNO3 ban đầu = 0,01 mol.

nAg tạo ra = 0,864/108 = 0,008 mol

Hiệu suất phản ứng = 0,008/0,01x 100% = 80%.

Câu 2:

Viết phương trình hóa học:

H2N – CH2 – COOH + NaOH → H2N – CH2 – COONa + H2O

H2N – CH2 – COOH + C2H5OH → H2N – CH2 – COOC2H5 + H2O

Câu 3:

HO – CH2 – COOH + 2Na → NaO – CH2 – COONa + H2

2H2N – CH2 – COOH + 2Na → 2H2N – CH2 – COONa + H2

Câu 4: Chỉ có 6 sai (S).

Câu 5:

Khối lượng axit axetic = 50 x 1,03 = 51,5 gam

Khối lượng nước = 50 gam

Nồng độ % của axit axetic = 51,5/101,5 x 100% = 50,74%.

Đề số 3:

Câu 1: (2 điểm)

Viết các phương trình hóa học của khí SO2 với dung dịch KOH.

Câu 2: (2 điểm)

Tính thể tích dung dịch CH3COOH 1,25M cần để trung hòa 60ml dung dịch NaOH 0,75M.

Câu 3: (2 điểm)

Cho một dây nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy dây nhôm ra khỏi dung dịch. Nhận xét hiện tượng.

Câu 4: (2 điểm)

Cho 0,1 lít dung dịch glucozo 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3. Tính khối lượng Ag thu được (cho Ag = 108).

Câu 5: (2 điểm)

Khi đốt cùng số mol các chất: rượu etylic, axit axetic và glucozo cần các thể tích khí oxi (đktc) lần lượt là V1, V2, V3.

Xác định thứ tự tăng dần của V1, V2, V3.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3+ H2O

Câu 2:

CH3 – COOH + NaOH → CH3 – COONa + H2O

nNaOH = 0,06 x 0,75 = 0,045 mol = nCH3COOH

Thể tích dung dịch CH3 – COOH cần dùng = 0,045/1,125 = 0,036 (lít) hay 36ml.

Câu 3:

2Al + 3CuSO4 (dd màu xanh) → 3Cu + Al2(SO4)3

- Dây nhôm nhuốm màu đỏ.

- Màu xanh của dung dịch phai dần.

Câu 4:

C6H12O6 + Ag2NH3→ C6H12O7 + 2 Ag

nAg = 2 x 0,1 x 0,1 = 0,02 mol → mAg = 0,02 x 108 = 2,16 gam

Câu 5:

C2H5OH + 3O2 to→ 2CO2 + 3H2O

CH3 – COOH + 2O2 to→ 2CO2 + 2H2O

C6H12O6 + 6O2 to→ 6CO2 + 6H2O

Từ các phản ứng suy ra: V2 < V1 < V3.

Đề số 4:

Câu 1: (2 điểm)

Viết các phương trình hóa học (điều kiện thích hợp) của cacbon lần lượt tác dụng với các chất sau: CuO, Fe2O3, O2.

Câu 2: (2 điểm)

Cho các dung dịch sau: axit sunfuric loãng, axit axetic, rượu etylic.

Bằng phương pháp hóa học nhận biết từng chất.

Câu 3: (2 điểm)

Một chất béo có công thức: C15H31COO-CH(CH2-OOC17H35)2 bị thủy phân trong dung dịch NaOH. Hãy viết phương trình hóa học.

Câu 4: (2,5 điểm)

Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư. Viết phương trình hóa học.

Sau phản ứng trong dung dịch sẽ tồn tại những chất gì?

Câu 5: (2,5 điểm)

Tính nồng độ % của dung dịch rượu etylic 70° (biết DC2H5OH = 0,8 g/ml, DH2O = 1 g/ml, H=1, C=12, O=16).

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:

2CuO + C to→ 2Cu + CO2

2Fe2O3 + 3C to→ 4Fe + 3CO2

O2 + C to→ CO2

Câu 2: Có thể dùng BaCO3:

BaCO3 + H2SO4→ BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

BaCO3 + CH3COOH → (CH3COO)2Ba + CO2↑ + H2O

Chất vừa có hiện tượng sủi bọt vừa có kết tủa trắng là axit sunfuric loãng.

Chất chỉ có hiện tượng sủi bọt: axit axetic.

Chất không có hiện tượng: rượu etylic.

Câu 3:

C15H31COO – CH(CH2 – OOCC17H35)2 + 3NaOH to→ C3H5(OH)3 + C15H31COONa + 2C17H35COONa

Câu 4:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3+ H2O.

Trong dung dịch sau phản ứng có: Na2CO3, NaOH (dư).

Câu 5:

Trong 100ml dung dịch rượu etylic 70⁰ có 70ml rượu etylic và 30ml nước.

Khối lượng rượu etylic = 70 x 0,8 = 56 gam, khối lượng nước = 30 gam.

Khối lượng dung dịch = 56 + 30 = 86 gam.

Nồng độ % dung dịch rượu etylic = 56/86 x 100% = 65,11%.

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra HK2 môn Hóa học 9 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?