Bình giảng đoạn văn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Trước khi bước sang bài văn mẫu bình giảng đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, mời các em xem thêm video bài giảng Chữ người tử tù của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần nắm được những nội dung cơ bản nhất được trình bày trong video bài giảng như: xuất xứ, tóm tắt  nội dung đoạn trích, khung cảnh nhà tù tỉnh được thể hiện rõ trong phần tóm tắt đoạn trích và hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục hiện lên trong tác phẩm. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất, kêt hợp với phần gợi ý làm bài dưới đây giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn bình giảng được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đô tư duy bình giảng về đoạn văn trong truyện ngắn Chữ người tử tù

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người Tử tù
  • Dẫn dắt vào vấn đề: đoạn văn

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Truyện ngắn: Chữ người tử tù
      • Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
      • Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
      • Chủ đề: Ca ngợi những con người vẫn giữ thiên lương cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
    • Đoạn trích
      • Vị trí đoạn trích: nằm ở phần mở đầu tác phẩm, sau cuộc trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao
      • Nội dung: Khung cảnh nhà tù tỉnh Sơn hé mở cho người đọc về con người viên quản ngục và khẳng định vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
  • Bình giảng
    • Khung cảnh nhà tù tỉnh Sơn: Cảnh yên tĩnh, đầy bất trắc rùng rợn
      • Không gian: tối mịt
      • Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng kiểng mõ đều đặn, tiếng dội chó ma sủa…..
      • Bóng tối ngự trị chỉ có những mảng sáng nhỏ nhoi
      • Ánh sáng ngôi sao Hôm à tượng trưng Huấn Cao
      • Cảnh tĩnh nhưng không chết, âm thanh, màu sắc kết nối với nhau bằng những sợi dây vô hình, toát lên nền ấy là tâm trạng của viên quản ngục
      • Quản ngục xuất hiện trong cái dáng người lặng lẽ đầy ưu tư trăn trở
        • Bâng khuâng về hoàn cảnh sống  giữa chôn tù lao
        • Trân trọng và cảm phục Huấn Cao bởi tài hoa và khí phách anh hùng, âm thầm tiếc nuối cho một nhân cách lớn sắp rơi vào tay tử thần
    • Nghệ thuật:
      • Lấy động tả tĩnh
      • Thủ pháp đối lập
      • Tả cảnh ngụ tình

c. Kết bài

  • Những nhận xét, cảm nhận chung nhất qua đoạn văn
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Bình giảng về đoạn văn trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Gợi ý làm bài

 

Đoạn văn nằm ở phần mở đẩu tác phẩm, sau cuộc trò chuvện của ngục quan và thầy thơ lại về Huấn Cao. Đây là bức tranh của nhà tù tỉnh Sơn đêm trước khi Huấn Cao vào trại giam. Đoạn văn thể hiện bút lực già dặn bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc tả cảnh ngụ tình, hé mở cho người đọc về con người thật của viên quản ngục, góp phần khẳng định sức tỏa sáng của hình tượng Huấn Cao giữa chốn ngục tù tăm tối.

Khung cảnh nhà tù tỉnh Sơn hiện lên trong không gian tối mịt với những âm thanh quen thuộc vọng lên chút sự sống quạnh quẽ nơi đây. Tiếng trống thu không, tiếng kiểng mõ đều đặn, thưa thớt nhịp vào không gian thêm quạnh vắng hoang vu. Cảnh ở đây yên tĩnh và đầy bất trắc, đầy rùng rợn với tiếng dội chó ma sủa tứ làng xa đi lại. Lấy động để tả tĩnh, Nguyễn Tuân đã dùng âm thanh làm nền đỏ bật lên khung cảnh hoang vu, tĩnh mịch đến lạnh lẽo của chốn tù lao - nơi ngự trị của cái ác và bóng tối, cảm tưởng như lẩn khất đâu đây chỉ toàn những bóng ma, không một chút sự sống.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Quản ngục xuất hiện trong cái dáng người lặng lẽ đầy ưu tư trăn trở. Dường như ngục quan đang bâng khuâng về hoàn cảnh sống của mình giữa chôn tù lao bức bối trói buộc con người, trói buộc nhân cách đang khát khao cái đẹp. Quản ngục trân trọng và cảm phục Huấn Cao bởi tài hoa và khí phách anh hùng, âm thầm tiếc nuối cho một nhân cách lớn sắp rơi vào tay tử thần. Cái nhìn của ngục quan hướng tới ngôi sao Hôm cũng là cái nhìn hướng đến cái đẹp, cái cao cả của tâm hồn. Bởi vậy mà giữa cái tối tăm của ngục tù, ngục quan vẫn hiện ẩn với vẻ đẹp của con người lương thiện, khao khát cái đẹp và trân trọng người tài là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đểu hỗn loạn, xô bồ. Khơi được nét tâm trạng này của quản ngục, Nguyễn Tuân càng khẳng định thêm sức tỏa sáng của hình tượng Huấn Cao. Chính tài hoa và khí phách anh hùng của Huấn Cao đã đánh thức một tâm hồn lâu nay ngủ quên trong bóng tối để tâm hồn ấy tìm được trái tim đồng cảm, tri âm, tri kỉ. Phải chăng đó cũng là một ngôi sao sáng giữa màn đêm đen?

Đoạn văn là sự kết hợp giữa cảnh và tình. Cảnh được khúc xạ qua tình và tình được bật lên từ cảnh. Nghệ thuật phục bút của Nguyễn Tuân cùng việc sử dụng lớp từ cổ: nội cỏ, thành phú, tiếng kiểng, tiếng mõ canh đã tạo được không khí truyện, đưa người đọc trở về thời xa xưa. Đoạn văn mang đậm phong khí cổ điển với chất văn đỉnh đạt và bút lực tài hoa. Chỉ một đoạn văn ngắn, Nguyễn Tuân đã tạc thêm một ít hồn xưa vào lòng người.

Chúng tôi mong tằng, tài liệu trên đã giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, hiểu sâu sắc hơn về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?