Trước khi bước sang bài văn mẫu: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam mời các em cùng tham khảo thêm video bài giảng tìm hiểu nhân vật Liên - một trong ba nội dung trọng tâm thuộc tác phẩm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Liên được Thạch Lam khắc họa một cách độc đáo và đặc sắc thông qua tác phẩm Hai đứa trẻ.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: diễn biến tâm trạng nhân vật Liên
- Khái quát chung
- Thể loại: truyện ngắn
- Tóm tắt câu chuyện
- Phân tích
- Cô bé có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.
- Yêu thiên nhiên
- Cảnh ngày tàn: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kên ran ngoài đồng ruộn, tiếng muỗi vo ve, bầu trời hoàng hôn làm cô bé ưu tư hơn
- Không chỉ yêu cảnh vật, bằng tâm hồn mình Liên yêu luôn cảnh vật nơi đây.
- Quan sát cảnh phiên chợ tàn Liên cảm nhận được sự tiêu điều của vùng quê nghèo khí này
- Liên yêu mảnh đất này đến nổi thuộc luôn cả nùi cát bụi
- Liên tìm thấy ở vùng quê nghèo khó này có vẻ đẹp bình dị và đầy chất thơ
- Cảm nhận về cảnh đẹp buổi đêm rất trong trẻo
- Yêu thiên nhiên
- Tâm hồn của Liên: yêu thiên nhiên và có tình cảm đặc biệt với vùng đất nghèo này.
- Thông cảm cho nổi khổ của con người tại vùng đất nghèo
- Liên yêu và cảm nhận được cuộc sống cơ cực của người dân quê
- Ngoài đồng cảm với những người nghèo khó Liên còn cảm nhận được sự bế tắc tù đọng trong cuộc sống của người dân.
- Cái nhìn của Liên thấm đượm tình yêu sâu xa
- Cô bé có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu thương.
- Một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, giàu tình yêu
- Một cô bé có ước mơ và hướng tới tương lai
- Tâm hồn luôn hướng về ánh sáng
- Trong màn đêm em luôn tìm một ánh sáng từ một nơi xa
- Liên ngước lên trời tìm những vì sao sáng
- Liên còn tìm ánh sáng với những ngọn đèn
- Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn hướng về nơi có ánh sáng
- Hướng tới tương lai
- Liên cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng, đó không phải là lí do, mà là em đợi tàu để được nhìn thấy một cộc sông náo động, một nguồn sáng rực rỡ
- Con tàu như một cuộc sống khác, một thế giới khác
- Cô bé đón tàu với tất cả niềm hân hoan và vui sướng
- Tâm hồn luôn hướng về ánh sáng
- Nhận xét
- Tâm trạng nhân vật Liên được tác giả khắc họa theo diễn biến thời gian của câu chuyện: từ chiều tối đến tối và đêm khuya…
- Những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên, cảnh vật lúc chiều cho đến niềm háo hức, mong đợi chờ đón chuyến tàu cuối ngày đã mang đến cho độc giả một cảm nhận sâu sắc về Liên. Dường như ở Liên, ta cảm thấy có chút gì đó ấm áp đến lạ thường đến từ tình cảm của Liên dành cho cảnh vật và con người phố Huyện. Và ở Liên, ánh sáng, sự sống và khát khao của người dân phố Huyện được bộc lộ rõ nét qua niềm mong mỏi chờ đoàn tàu từ Hà Nội, đoàn tàu mang đến một thế giới khác – một thế giới ngập tràn âm thanh, ánh sáng và sự sống….
c. Kết bài
- Trình bày những cảm nhận, nhận xét chung về diễn biến tâm trạng nhân vật Liên
- Mở rộng vấn đề (suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm, sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.
Tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc,tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng, gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Điều đáng nói hơn là duy chỉ một cô bé Liên đợi. Cuộc sống bon chen đã không làm chị chìm trong cảnh đờI lầm lũi, thầm lặng. Vượt xa hơn là một tâm hồn khát khao niềm vui của cuộc sống. Tuy cuộc sống buồn nhưng vẫn tạo được nhiềm vui để mình sống có ý nghĩa hơn trong cõi đờI. quả thực, tâm hồn Liên là một bài thơ có cấu tứ khá hoàn chỉnh; nhưng đó là một sự thật hiển nhiên mà Thạch Lam đem lại. Cho đến nay, chị vẫn sống vớI một niềm vui của chuyến tàu đem lại. “Liên” là mảng màu chủ đạo tạo nên chất hiện thực và chất lãng mạn trong thiên truyện. tạo nên bằng một cuộc đời. tạo nên như là ngườI dẫn chuyện.
Thành công của thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn vớI xu hướng hiện thực, nhân đạo. Tạo cho mỗI tác phẩm của ông một sức sống trường tồn cùng lòng người. Tình ngườI của nhà văn vớI nhân vật đã đưa ý nghĩa truyện lên một tầng cao mới. Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đờI còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của thạch lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời” thật nhiều sâu sắc.
Mong rằng, với tài liệu trên các em đã có thêm nhiều kiến thức hay và mới mẻ, có thêm những cách cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Liên cũng như diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)