Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Lý Tự Trọng

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC MÔN HÓA 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

 

Câu 1: Người ta thường sử dụng nhiệt của phản ứng để đốt cháy than đá để nung vôi. Biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10cm.             B. Tăng nồng độ khí cacbonic.

C. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.                           D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên 9000C.

Câu 2: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào sau đây là đúng

A. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.         B. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm.

C. Khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng.                     D. Khi tăng áp suất thì tốc độ phản ứng tăng.

Câu 3: Xét phản ứng C(r) + CO2(k) ⇔ 2CO(k)

Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến cân bằng của hệ?

A. Nồng độ CO2.                 B. Khối lượng C.                 C. Nhiệt độ.                          D. Áp suất.

Câu 4: Phương án nào sau đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

A. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác.

B. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, diện tích bề mặt.

C. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất.

D. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, diện tích bề mặt.

Câu 5: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học ta dùng đại lượng nào sau đây?

A. Thể tích khí.                    B. Nhiệt độ.                          C. Áp suất.                           D. Tốc độ phản ứng.

Câu 6: Cho phản ứng tổng hợp NH3: N2 + 3H2 2NH3    ∆H < 0

Để cân bằng chuyển dời theo chiều thuận cần

A. Tăng nhiệt độ.                 B. Thay đổi chất xúc tác.     C. Giảm nhiệt độ.                 D. Giảm áp suất.

Câu 7: Cho phương trình phản ứng Cl2 + H2 ⇔ 2HCl. Yếu tố nào sau đây không làm ảnh hưởng đến cân bằng của hệ?

A. Chất xúc tác                    B. Nhiệt độ                           C. Áp suất                            D. Nồng độ

Câu 8: Nhận định nào đúng

A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng thì không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.

D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 9: Cho phương trình hóa học: N2 + O2 ⇔ 2NO ∆H > 0  Để thu được nhiều khí NO thì

A. Giảm nhiệt độ                 B. Giảm áp suất                   C. Tăng áp suất                    D. Tăng nhiệt độ

Câu 10: Sự chuyển dịch cân bằng là

A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.

B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.

C. Phản ứng tiếp tục xảy ra theo chiều thuận và nghịch.

D. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

Câu 11: Một cân bằng hóa học đạt được khi

A. Nhiệt độ phản ứng không đổi.

B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

C. Nồng độ của các chất phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm.

D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất.

Câu 13: Nếu giảm diện tích bề mặt chất phản ứng trong hệ dị thể sẽ dẫn đến kết quả

A. Giảm tốc độ phản ứng                                                 B. tăng tốc độ phản ứng

C. giảm nhiệt độ phản ứng                                               D. tăng nhiệt độ phản ứng

Câu 14: Cho phương trình hoá học N2(k) + O2(k) ⇔ 2NO(k);            DH > 0

Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?

A. Nhiệt độ và nồng độ                                                     B. Áp suất và nồng độ

C. Nồng độ và chất xúc tác                                               D. Chất xúc tác và nhiệt độ

Câu 15: Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau A  +  B  ⇔ 2C

Tốc độ phản ứng này là V  = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:

Trường hợp 1 Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.

Trường hợp 2 Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l

Trường hợp 3 Nồng độ của  chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.

Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là

A. 12 và 8                            B. 13 và 7                             C. 16 và 4                             D 15 và 5

Câu 16: Cho phản ứng nung vôi   CaCO3 ⇔ CaO  +  CO2

 Để tăng hiệu suất của phản ứng thì biện pháp nào sau đây không phù hợp?

A. Tăng nhiệt độ trong lò                                                 B. Tăng áp suất trong lò

C. Đập nhỏ đá vôi                                                             D. Giảm áp suất trong lò

Câu 17: Cho phản ứng :   X     ⇔   Y

Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2> t1), nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ?

A. \(\overline v  = \frac{{{C_1} - {C_2}}}{{{t_1} - {t_2}}}\)                     

B. \(\overline v  = \frac{{{C_2} - {C_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)                      

C. \(\overline v  = \frac{{{C_1} - {C_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)                          

D.  \(\bar v =  - \frac{{{C_1} - {C_2}}}{{{t_1} - {t_2}}}\)

Câu 18: Cho chất xúc tác MnO2  vào 100 ml dd H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2  (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là

A. 5, 0.10-4  mol/(l.s).             B. 5, 0.10-5  mol/(l.s).             C. 1, 0.10-3 mol/(l.s).              D. 2, 5.10-4  mol/(l.s).

Câu 19: Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac

N2 (k) + 3H2 ⇔ 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận Vt  = K.[N2].[H2]3 sẽ

A. tăng lên 8 lần.                  B. tăng lên 2 lần.                  C. tăng lên 6 lần.                  D. giảm đi 2 lần.

Câu 20: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔  2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 21: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k)    +    H2O (k)    ⇔ CO2 (k)    +    H2 (k)       ΔH  < 0

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng  áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.  Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. (1), (4), (5).                      B. (1), (2), (3).                      C. (2), (3), (4).                      D. (1), (2), (4).

Câu 22: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

A. thay đổi nồng độ N2.                                                   B. thêm chất xúc tác Fe.

C. thay đổi nhiệt độ.                                                         D. thay đổi áp suất của hệ.

Câu 23: Cho các cân bằng hoá học:

N2 (k) + 3H2 (k) ⇔  2NH3 (k) (1)                              

H2 (k)  + I2 (k) ⇔ 2HI (k) (2)

2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k) (3)                             

2NO2 (k) ⇔  N2O4 (k)(4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3).                      B. (2), (3), (4).                      C. (1), (3), (4).                      D. (1), (2), (4).

Câu 24: Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2(k) + O2(k) ⇔  2SO3(k)                               

(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇔  2NH3 (k)

(3) CO2(k)  + H2(k) ⇔  CO(k)  + H2O(k)                  

(4) 2HI (k) ⇔ H2 (k) + I2 (k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (2).                         B. (1) và (3).                         C. (3) và (4).                         D. (2) và (4).

Câu 25: Cho cân bằng sau trong bình kín:  2NO2 (màu nâu đỏ)  ⇔ N2O4    (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt                                          B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt

C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt                                          D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Lý Tự Trọng, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?