LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Những nguyên tử nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5:
A. Nhóm cacbon B. Nhóm halogen. C. Nhóm nitơ D. Nhóm oxi
Câu 2: Các nguyên tố nhóm halogen điều có:
A. 1e lớp ngoài cùng B. 7e lớp ngoài cùng C. 6e lớp ngoài cùng D. 3e lớp ngoài cùng
Câu 3: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:
A. Clo B. Brom C. Iot D. Atatin
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen:
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử D. Tác dụng được với nước.
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen:
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tác dụng được với hidrô tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất D. Lớp ngoài cùng có 7e
Câu 6: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen đã nhường hay nhận bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1e B. Nhường đi 1e C. Nhận thêm 7e D. Nhường đi 7e
Câu 7: Trong nhóm halogen khả năng oxi hóa của các chất luôn:
A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot
C. Tăng dần từ flo đến iot trừ flo D. Giảm dần từ flo đến iot trừ flo.
Câu 8: Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. Cộng hóa trị có cực B. Ion
C. Tinh thể D. Cộng hóa trị không cực.
Câu 9: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục?
A. Khí flo B. Khí nitơ C. Khí clo D. Hơi Brom
Câu 10: Trong phản ứng hóa học Cl2 + 2NaOH→NaCl + NaClO + H2O Clo có thể là:
A. Chất khử B. Chất oxi hóa
C. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 11: Cho khí clo vào nước được dd có màu vàng nhạt.Trong nước clo có chứa:
A. Cl2,H2O B.HCl,HClO C. HCl,HClO, H2O D. HCl,HClO, H2O,Cl2
Câu 12: Phản ứng của khí clo với hidro xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp dưới 00C B. Ở nhiệt độ thường (250C.,trong bóng tối
C. Trong bóng tối D. Có ánh sáng
Câu 13: Clo không phản ứng với chất nào sau đây:
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 14: Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Clo chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa. B. Clo chỉ đóng vai trò là chất khử.
C. Clo vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.
D. Nước đóng vai trò là chất khử.
Câu 15: Trong phản ứng: 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Clo đóng vai trò nào sau đây?
A. Là chất khử B. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử D. Là chất oxi hóa
Câu 16: Trong hợp chất số oxi hóa phổ biến của clo là:
A. -1,0,+1,+3,+5,+7 B. -1,+1,+3,+5,+ C. +1,+3,+5,+7 D. +7,+3,+5,+1,0,-1
Câu 17: Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất:
A. NaCl và nước B. MnO2 và dd HCl đặc
C. KMnO4 và NaCl D. Dd H2SO4 đặc và tinh thể NaCl
Câu 18: Chất nào sau đây dùng để diệt khuẩn và tẩy màu:
A. oxi B. nitơ C. clo D. cacbondioxit
Câu 19: Một trong những nguyên tố nào sau đây không tác dụng với Clo?
A. Cacbon B. Đồng C. Sắt D. Hidro
Câu 20: Hh khí nào có thể cùng tồn tại(không có phản ứng xảy rA.?
A. Khí H2S và khí Clo B. Khí Hidro và khí Clo C. Khí NH3 và khí Clo D. Khí O2 và khí Clo
Câu 21: Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí Clo:
A. Dùng MnO2 oxi hóa HCl B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl
C. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl D. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl.
Câu 22:Cho hai khí với tỉ lệ 1:1 ra ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là:
A. N2 và H2 B. H2 và Br2 C. Cl2 và H2 D. H2S và Cl2
Câu 23: Dẩn khí clo qua dd FeCl2, nhận thấy dd từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng này thuộc loại phản ứng :
A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hóa khử C. Phản ứng trung hòa D. Phản ứng phân hủy
Câu 24: Cho clo tác dụng với chất nào sau đây cho ra muối sắt (III) clorua?
A. FeCl2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
Câu 25: Trong các phản ứng dưới đây phản ứng nào chứng tỏ nguyên tố clo vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Cl2 + 2H2O + SO2 → 2HCl + H2SO4 B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. 2Cl2 + 2H2O → 4HCl + O2 D. Cl2 + H2 → 2HCl
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. BÀI TẬP:
Dạng 1: Dãy chuyển hóa
a) MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH)2 → Clorua vôi
b) KMnO4 → Cl2 → FeCl2 → FeCl3 → NaCl → Nước Javen
c) CaCO3 → CaCl2 → NaCl → Cl2 → ZnCl2 → AgCl
Dạng 2: Phân biệt các chất
a) NaF, CaCl2, KBr, NaI.
b) HCl, NaCl, NaOH, H2SO4.
c) BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, HBr
Dạng 3: Kim loại tác dụng với halogen
Câu 1: Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. Iot. B. Flo. C. Clo. D.Brom.
Câu 2: Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là
A. Flo. B. Clo. C. Iot. D. Brom.
Câu 3: Khi clo hóa 3g hh Cu và Fe cần 1,4 lít Clo (đktc). Thành phần % khối lượng đồng trong hh đầu là:
A. 46,6% B. 53,3%
C. 55,6% D. 44,5%
Câu 4: Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối thu được là:
A. 4,34 g. B. 3,90 g.
C. 1,95 g. D. 2,17 g.
Câu 5: Điện phân hết m gam dd muối natri clorua, có màng ngăn. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí clo đktc. Khối lượng muối cần dùng là
A. 5,85 gam B. 8,775gam
C. 17,55gam D. 11,7gam
Câu 6: Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M.
A. Na. B. Fe.
C. Al. D. Cu.
Dạng 4: Bài toán liên quan đến axit HX
Câu 7: Để trung hòa hết 200g dd HX (F, Cl, Br, I) nồng độ nồng độ 14,6%. Người ta phải dùng 250 ml dd NaOH 3,2M. Dd axit ở trên là dd.
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 8: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktC là:
A. 5,6 lít B. 3,36 lít
C. 2,24 lít D. 1,12 lít
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg trong dd HCl dư, sau phản ứng thu được V lít H2 đktc. V có giá trị:
A. 2,24 lít B. 3,36 lít
C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 10: Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO.
C. CuO. D. FeO.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hh Mg và Fe bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktC) và dd X. Cô cạn dd X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 71,0 gam. B. 90,0 gam.
C. 55,5 gam. D. 91,0 gam.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hh Mg và Al bằng dd HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dd tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,04 mol. B. 0,8 mol.
C. 0,08 mol. D. 0,4 mol.
Câu 13: Hòa tan 10 gam hh muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dd HCl dư ta thu được dd A và 2,24 lít khí bay ra (đktC). Hỏi cô cạn dd A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 11,10 gam. B. 13,55 gam.
C. 12,20 gam. D. 15,80 gam.
Câu 14: Hòa tan 12,8 gam hh Fe, FeO bằng dd HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng FeO đã phản ứng là:
A. 7,2g. B. 3,6g.
C. 5,6g. D. 2,0 lít.
Câu 15: Cho hh 2 muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dd HCl vừa đủ tạo ra 2,24 lít khí (đktC.. Số mol của 2 muối cacbonat ban đầu là:
A. 0,15 mol. B. 0,2 mol.
C. 0,1 mol. D. 0,3 mol.
Câu 16: Hòa tan 0,6 gam một kim loại vào một lượng HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dd tăng thêm 0,55 gam. Kim loại đó là:
A. Ca. B. Fe.
C. Ba. D. kết quả khác.
Câu 17: Cho hh MgO và MgCO3 tác dụng với dd HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí (đktc). và 38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%.
C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%.
Câu 18: Cho 2,13 gam hh X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hh Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:
A. 90 ml. B. 57 ml.
C. 75 ml. D. 50 ml.
Câu 19: Cho 5,1 gam hh kim loại gồm Al và Cu vào dd HCl dư, sau phản ứng thu được 0,12 gam khí hiđro. Phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hh đầu là:
A. % mAl = 22% và % mCu = 78%.
B. % mAl = 21,18% và % mCu = 78%.
C. % mAl = 21,18% và % mCu = 78,82%.
D. % mAl = 50% và % mCu = 50%.
Câu 20: Cho hh gồm Fe và FeS hòa tan vào dd HCl dư thu được 6,72 lít hh khí (đktc).. Dẫn hh này qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 47,8g kết tủa đen. Thành phần % theo khối lượng của Fe và FeS trong hh đầu lần lượt là:
A. 25,2% và 74,8%. B. 32% và 68%.
C. 24,14% và 75,86%. D. 60% và 40%.
Câu 21:Cần lấy bao nhiêu gam NaCl cho tác dụng với H2SO4 đặc để được 50g dd HCl 14,6%? (H=100%)
A. 18,1g B. 17,1g
C.11,7g D. 16,1g
Câu 22: Đổ dd chứa 40g KOH vào dd chứa 40g HCl. Nhúng giấy quì vào dd thu được thì quì tím chuyển sang?
A. Đỏ B. Xanh
C. Tím D. Mất màu
Câu 23: Trộn lẫn 200ml dd HCl 2M với 300ml dd HCl 4M.Nồng độ mol/lít của dd thu được là:
A. 2,1M B. 2,2M
C. 1,2M D. 3,2M
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Lý thuyết và các dạng bài tập ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Gia Định, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Cẩm Thủy
- Đề cương ôn tập Chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường ThPT Vũ Lễ
- Bộ 2 đề kiểm tra chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Gio Linh
Chúc các em học tập thật tốt!