Bài tập trắc nghiệm định tính về Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ môn Vật Lý 10 năm 2021

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH VỀ

 QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH - ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ

 

I. LÝ THUYẾT

1. Quá trình đẳng tích.

  Quá trình đẵng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi có giá trị p và T thay đổi

2. Định luật Sác –lơ.

- Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất phụ thuộc vào nhiệt độ \(p={{p}_{0}}\left( 1+\gamma t \right)\)

Trong đó \(\gamma \) có giá trị như nhau với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và được gọi là hệ số tăng thể tích \(\gamma =\frac{1}{273}\)

- Khi \(t=-\frac{1}{\gamma }=-{{273}^{0}}\) Thì p = 0, điều này là không thể đạt được.

Vậy \(-{{273}^{0}}C\) gọi là độ không tuyệt đối. Vậy lấy \(-{{273}^{0}}C\) làm độ không gọi là thang nhiệt độ tuyệt đối và gọi là nhiệt giai Ken - vin

\(\Rightarrow T=t+{{270}^{0}}\)

Vậy:

\(p={{p}_{0}}\left( 1+\frac{T-270}{273} \right)=\frac{{{p}_{0}}}{273}T\Rightarrow \frac{p}{T}=\frac{{{p}_{0}}}{270}=\cos t\)

 Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

p ~\(T\Rightarrow \) P/T = hằng số  hay P1/T1= P2/T2= …

3. Đường đẳng tích.

  Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

  Dạng đường đẳng tích :

Trong hệ toạ độ ( pT )đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Quá trình đẳng tích là quá trình trong đó thể tích được giữ không đổi

Nội dung định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. \(\frac{{{p}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)

Trong đó áp suất đơn vị ( Pa), thể tích đơn vị ( lít)

 1atm = 1,013.105Pa, 1mmHg =133,32 Pa,   1 Bar = 105Pa

T = 273 + t (0C)

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1.            Hệ thức nào dưới đây không phù hợp với nội dung định luật Sác-lơ?

A. p/T = hằng số.           

B. p ∼ 1/T.                       

C. p T.                         

D. p1/T1 = p2/T2

Câu 2.            Đốt nóng một lượng khí chứa trong một bình kín gần như không nở vì nhiệt sao cho nhiệt độ tuyệt đối của khí tăng lên 1,5 lần. Khi đó áp suất của khí trong bình

A. tăng lên 3 lần.           

B. giảm đi 3 lần.             

C. tăng lên 1,5 lần.       

D. giảm đi 1,5 lần.

Câu 3.            Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác-lơ ?

A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.

B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.

C. Đun nóng khí trong một xilanh kín.              

D. Đun nóng khí trong một xilanh hở.

Câu 4.            Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó

A. nước đông đặc thành đá.                                                                            

B. tất cả các chất khí hóa lỏng

C. tất cả các chất khí hóa rắn.                                                                          

D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại.

Câu 5.            Trong hệ tọa độ (p,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường Hypebol.                                                 

B. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.         

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p0.

Câu 6.            Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì

A. Áp suất khí không đổi.                                                                                  

B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi.

C. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

D. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.

Câu 7.            Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C thì áp suất trong bình sẽ

A. Có thể tăng hoặc giảm                                                                                 

B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ

C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ.                    

D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ

Câu 8.             Đường biểu diễn nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng tích ?

Câu 9.            Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. Đáp án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích.

A. V1> V2                         

B. V1< V2

C. V1 = V2                        

D. V1 ≥ V2.

Câu 10.           Cùng một khối lượng khí đựng trong 3 bình kín có thể tích khác nhau, đồ thị thay đổi áp suất theo nhiệt độ của 3 khối khí ở 3 bình được mô tả như hình vẽ. Quan hệ về thể tích của 3 bình đó là

A. V3 > V2 > V1.               

B. V3 = V2 = V1.

C. V3 < V2 < V1.              

D. V3 ≥ V2 ≥ V1.

...

---(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm định tính về Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?