Bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

 

Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F                B. Na, Li, F, C, O            C. Na, Li, C, O, F           D. Li, Na, F, C, O

Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K                   B. Al, Na, K, Ca              C. Mg, K, Rb, Cs            D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với sô hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 5: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH.

Câu 6: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử tương ứng:

Nguyên tố

Số hiệu nguyên tử

X

7

Y

13

Z

15

Thứ tự tăng dần tính phi kim của X, Y, Z là

A. X < Y < Z                       B. Z < Y < X                   C. Y < X < Z                   D. Y < Z < X

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

F là phi kim mạnh nhất.

Li là kim loại có độ âm điện lướn nhất.

He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

Be là kim loại yếu nhất trong nhóm IIA.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 8: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cùng cấu hình electron. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là

A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-                                             B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-

C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-                                             D. O2- > F> Na+ > Mg2+

Câu 9: Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Nguyên tố R thuộc chu kì

A. 2                                      B. 3                                  C. 4                                  D. 5

Câu 10: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Biết Y có nhiều hơn X là 5 electron p, số electron s của X và Y bằng nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có thể là kim loại kiềm.

B. Giữa vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn luôn có 4 nguyên tố.

C. Y có thể thuộc nhóm VA.

D. X không thể là nguyên tố p.

Câu 11: Nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử A và B là 23. Biết rằng A và B ở hai nhóm A liên tiếp và dạng đơn chất của chúng rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. biết rằng ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?

A. A và B đều là các phi kim.

B. Độ âm điện của A lớn hơn B.

C. Trong hợp chất của A với hidro, tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A là 88,9%.

D. Hợp chất của B với oxi, trong đó B có hóa trị cao nhất, có công thức hóa học B2O3.

Câu 12: Hai nguyên tố X và Y ở cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có thể kết hợp để tạo ion dạng XY32-, tổng số electron trong ion này là 32. Kết luận nào sau đây là sai?

A. X có độ âm điện nhỏ hơn Y.

B. X và Y đều là những nguyên tố phi kim.

C. Hợp chất của X với hidro có công thức hóa học XH4.

D. Y là phi kim mạnh nhất trong chu kì.

Câu 13: Tìm phát biểu sai.

A. Trong bảng tuần hoàn từ chu kì 2 đến chu kì 7, các nguyên tố nhóm A có số electron lớp ngoài cùng biến thiên tuần hoàn.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng và có cùng số electron hóa trị.

C. Sự giống nhau về tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là do chúng có cùng số lớp electron.

D. Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố trong nhóm đó.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về các nguyên tố nhóm A là không đúng?

A. Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm gồm các nguyên tố heli, agon, kripton, xesi, radon.

B. Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm (trừ hiđro).

C. Nhóm IA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1, vì vậy trong các phản ứng hóa học chúng có khuynh hướng nhường 1 electron.

D. Nhóm VIIA là nhóm halogen, nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về các nguyên tố nhóm VIIA là đúng?

A. Nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là  (n-1)s2np5.

B. Nhóm halogen có 7 electron lớp ngoài cùng vì vậy trong các phản ứng hóa học chúng có khuynh hướng nhường đi 7 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm.

C. Nhóm halogen gồm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

D. Các nguyên tố trong nhóm VIIA có khuynh hướng thu thêm electron để đạt được cấu hình bền của khí hiếm kế cận chúng.

Câu 16: Tìm (những) phát biểu đúng về bán kính nguyên tử.

A. Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử nói chung giảm dần.

B. Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử tăng dần.

C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

D. Cả A, B, C đều chính xác.

Câu 17: Nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ nhất được tìm thấy ở:

A. Góc thấp nhất bên trái của bảng tuần hoàn.            B. Góc cao nhất bên trái của bảng tuần hoàn.

C. Nằm giữa bảng tuần hoàn.                                      D. Góc phải phía trên của bảng tuần hoàn.

Câu 18: Dãy các nguyên tố và ion nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự kích thước tăng dần?

A. Ar, Cl-, S2-, K+, K         B. K, S2-, Cl-, Ar, K+     C. K+, Ar, Cl-, S2-, K     D. K+, K, Ar, Cl-, S2-

Câu 19: Tìm phát biểu đúng.

A. Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối đa cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản .

B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố nhóm B biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

C. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

D. Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nói chung giảm dần.

Câu 20: Dãy các nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của năng lượng ion hóa thứ nhất?

A. Li < Na < C < O < F       B. Na < Li < C < O < F   C. F < O < C < Li < Na  D. Na < Li < F < O < C

Câu 21: Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử sau: 7X, 8Y, 9Z, 15T. Thứ tự sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính phi kim tăng dần là

A. Z < Y < X < T                 B. Y < X < Z < T            C. X < Y < Z < T            D. T < X < Y < Z

Câu 22: Cho các nguyên tố hóa học X, Y, Z nằm trong cùng một chu kì, biết rằng oxit cao nhất của X khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím, oxit cao nhất của Z khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ, oxit của Y tác dụng được với xút và với axit HCl. Thứ tự sắp xếp tính kim loại tăng dần của các nguyên tố là:

A. Z < Y < X                       B. X < Y < Z                   C. X < Z < Y                   D. Y < Z < X

Câu 23: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?

A. Ba, Sr, Ca, Mg                B. Ca, Mg, Sr, Ba            C. Mg, Ca, Sr, Ba            D. Ba, Ca, Sr, Mg

Câu 24: Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần?

A. O, S, Se, Te                     B. Te, Se, S, O                 C. O, S, Te, Se                D. Te, Se, O, S

Câu 25: Tìm phát biểu sai.

A. Trong bảng tuần hoàn từ chu kì 2 đến chu kì 7, các nguyên tố nhóm A có số electron lớp ngoài cùng biến thiên tuần hoàn.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng và có cùng số electron hóa trị.

C. Sự giống nhau về tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là do chúng có cùng số lớp electron.

D. Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố trong nhóm đó.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ chi tiết từ câu 26 đến câu 40 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

B

C

D

A

B

C

C

D

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

D

C

A

A

A

A

C

C

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

D

A

C

B

C

D

A

D

D

D

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

ĐA

C

C

B

D

A

C

B

B

C

D

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

ĐA

B

A

B

D

C

C

A

C

A

B

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

ĐA

A

B

D

C

 

 

 

 

 

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài kiểm tra sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?