BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ HÓA LỚP 10
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng đối với liên kết cộng hóa trị?
A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron.
B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ion.
C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai phần tử mang điện trái dấu.
D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử dùng chung đôi điện tử chưa tham gia liên kết.
Câu 2: Cho các liên kết sau: H – O , N – H , N – F , N – O. Liên kết nào là liên kết phân cực mạnh nhất?
A. H – O B. B – H C. O – F D. N – F
Câu 3: Cho các hợp chất: MgCl2, Na2O, NCl3, HCl, KCl. Hai hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị?
A. MgCl2 và Na2O B. Na2O và NCl3 C. NCl3 và HCl D. HCl và KCl.
Câu 4: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất cộng hóa trị nhất?
A. KCl B. AlCl3 C. NaCl D. MgCl2
Câu 5: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho – nhận?
A. H2O B. NH3 C. H2O2 D. HNO3
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
A. C2H4, O2, N2, H2S B. CH4, H2O, C2H4, C3H6
C. C2H4, C2H2, O2, N2 D. C3H8, CO2, SO2, O2
Câu 7: Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là
A. 1 và 5 B. 2 và 5 C. 1 và 4 D. 2 và 4
Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều không bị phân cực?
A. HBr, CO2, CH4 B. Cl2, CO2, C2H2 C. NH3, Br2, C2H4 D. HCl, C2H2, CH4
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2, H2O, NH3 B. H2O, HCl, H2S C. HCl, O3, H2S D. HCl, Cl2, H2O
Câu 10: X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 16. Công thức và liên kết hợp chất tạo thành từ X và Y là
A. XY và liên kết cộng hóa trị. B. X2Y và liên kết ion.
C. XY và liên kết ion. D. XY2 và liên kết cộng hóa trị.
Câu 11: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là
A. N2 và HCl B. HCl và MgO C. N2 và NaCl D. NaCl và MgO
Câu 12: Tổng số hạt proton, nowtron, electron của nguyên tử nguyên tố R thuộc nhóm VIIA là 28. Công thức hợp chất của R với hidro là
A. HF B. HCl C. SiH4 D. NH3
Câu 13: Liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng
A. sự chuyển hẳn electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. sự góp chung cặp electron của hai nguyên tử.
C. cặp electron dung chung giữa hai nguyên tử, nhưng cặp electron này chỉ do một nguyên tử cung cấp.
D. sự tương tác giữa các nguyên tử và ion ở nút mạng tinh thể với dòng electron tự do.
Câu 14: Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2O B. C2H6 C. N2 D. MgCl2
Câu 15: Phân tử chất nào sau đây ít phân cực nhất?
A. HCl B. HF C. HI D. HBr
Câu 16: Các hợp chất cộng hóa trị có những tính chất nào sau đây?
A. Có thể ở thể rắn, lỏng và khí.
B. Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
C. Thường không dẫn điện và ít tan trong nước.
D. Tất cả các tính chất trên đều đúng.
Câu 17: Liên kết cho – nhận là liên kết:
A. Giữa nguyên tử có cặp điện tử tự do và nguyên tử thiếu cặp điện tử.
B. Giữa nguyên tử có điện tử và nguyên tử thiếu điện tử.
C. Giữa phân tử có cặp điện tử tự do và phân tử thiếu cặp điện tử tự do.
D. Giữa phân tử phân cực và phân tử không phân cực.
Câu 18: Xung quanh nguyên tử bo (Z = 5) trong phân tử BF3 có bao nhiêu electron?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 19: Cho biết hợp chất BF3 tác dụng với NH3 tạo thành NH3BF3, trong phân tử NH3BF3 có liên kết gì ngoài liên kết cộng hóa trị?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị không cực
C. Liên kết hiđro
D. Liên kết cho – nhận (hay còn gọi là liên kết phối trí)
Câu 20: Liên kết cho – nhận có những tính chất nào sau đây?
A. Không bền bằng liên kết ion. B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị.
C. Bền như liên kết hiđro. D. Bền tương đương với liên kết cộng hóa trị.
Câu 21: Liên kết hiđro được định nghĩa:
A. Là liên kết giữa H và O.
B. Là lực hút giữa H và một nguyên tử có độ âm điện lớn (F, O, N , Cl ).
C. Là lực hút giữa H linh động với một nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (F, O, N, Cl)
D. Là lực hút giữa H linh động với một anion.
Câu 22: Liên kết hiđro có (những ) tính chất nào sau đây?
A. Không bền bằng liên kết ion. B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị.
C. Không bền bằng liên kết cho – nhận D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây có liên kết hiđro giữa các phân tử?
A. CH4 B. CH3Cl C. CH3 – NH2 D. H2S
Câu 24: Hợp chất nào sau đây có độ sôi cao nhất?
A. CO2 B. SO2 C. HI D. CH3 – COOH
Câu 25: Hợp chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
A. C2H6 B. C2H2 C. NH3 D. H2S
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 26 đến câu 36 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | D | A | C | B | D | C | A | B | B | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | A | A | B | A | A | D | A | D | D | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | C | D | C | D | C | B | C | B | A | E |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
ĐA | D | C | A | D | B | B |
|
|
|
|
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm có đáp án liên kết cộng hóa trị môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .