BÀI TẬP CHƯƠNG 3 CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
1. ĐỀ BÀI
Câu 1.Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A.Đơn vị của mômen là N.m
B.Ngẫu lực không có hợp lực
C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm
D.Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật
Câu 2.Chọn phát biểu chính xác nhất
A.Hợp lực không có hợp lực
B.Muốn cho 1 vật cân bằng thì hợp lực của các lực đặt vào nó phải bằng 0
C.Muốn cho 1 vật cân bằng thì tổng đại số mômen lực tác dụng lên
vật bằng 0
D. Mọi lực tác dụng vào vật có giá không qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyển động quay
Câu 3.Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho,vật rắn quay quanh trục?
A.Lực có giá cắt trục quay
B.Lực có giá song song với trục quay
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 4.Thanh AB tựa trên trục quay O (OB=2.OA) và chịu tác dụng của 2 lực \({\overrightarrow F _A}\) và \({\overrightarrow F _B}\) với \({F_A} = \frac{5}{2}{F_B}\)
Thanh AB sẽ quay quamh O theo chiều nào?
A. Chiều kim đồng hồ
B. Ngược chiều kim đồng hồ
C.Không quay, nằm cân bằng
D.Chưa đủ dữ liệu để trả lời câu hỏi
Câu 5.Đối với vật quay quanh 1 trục cố định, câu nào sau đây đúng?
A.Vật quay được là nhờ mômen lực tác dụng lên nó
B.Nếu không chịu mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên
C.Khi không còn mômen lực tác dụng thì vật đang quay lập tức dừng lại
D.Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là có mômen lực tác dụng lên vật.
Câu 6.Một vật hình trụ có khối lượng 10 kg chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) luôn song song với mặt ngang như hình vẽ.
Nếu h=R/3 thì lực \(\overrightarrow F \) tối thiểu để trụ vượt qua bậc thang là?
A. \(50\sqrt 5 \left( N \right)\)
B. \(100\sqrt 5 \left( N \right)\)
C. \(50\sqrt 2 \left( N \right)\)
D. \(100\sqrt 2 \left( N \right)\)
Câu 7.Một cần cẩu nâng 1 trục bê tông, đồng chất, trọng lượng P lúc đầu nằm yên trên mặt đất. Trong quá trình nâng dựng đứng lên, đầu A luôn tựa trên mặt đất, lực căng dây \(\overrightarrow F \) luôn thẳng đứng. Lực nâng \(\overrightarrow F \) tại vị trí trục hợp với mặt nghiêng 1 góc là?
A. \(F = \frac{P}{2}\cos \alpha \) B. \(F = \frac{P}{2}\sin \alpha \)
C. \(F = \frac{P}{2}\tan \alpha \) D. \(F = \frac{P}{2}\)
Câu 8.Thanh AB đồng chất có có trọng lượng 12N nằm ngang được gắn vào tường tại A, đầu B nối với tường bằng sợi dây BC không giãn.Biết AB =80cn, AC=60cm.Tính lực căng của dây BC. Lấy g=10 m/s2 .
A. 8N B. 4N
C. 10N D.15N
Câu 9.Thanh đồng chất BC có trọng lượng 10N gắn vào tường bởi bản lề C như hình vẽ, đầu B được giữ cân bằng nhờ dây AB. A được cột chặt vào tường ,biết AB vuông góc với AC, AB=AC. Xác định lực căng của dây ?
A.5N B. \(5\sqrt 2 N\)
C.10N D. \(10\sqrt 2 N\)
Câu 10.Thanh BC khối lượng m=4kg gắn vào tường bởi bản lề C, đầu B được giữ cân bằng nhờ dây AB.A được cột chặt vào tường ,Biết AB vuông góc với AC, AB=AC.Tìm lực căng dây AB vàphản lực của bản lề C. ? Lấy g=10m/s2
A. \(10N;10\sqrt 2 N\)
B. \(20N;20\sqrt 2 N\)
C. \(10\sqrt 2 N;10N\)
D. \(20\sqrt 2 N;20N\)
Câu 11.Một ngọn đèn có khối lượng 2kg được treo vào tường bởi sợi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn với tường nhờ vào bản lề A, với AC và BC tạo với nha một góc 60o .Tìm lực căng của dây tác dụng lên thanhAB nếu bỏ qua khối lượng thanh.
A. 40o B. 20o
C. 15o D. 10o
Câu 12: Một người nâng tấm ván AB có trọng lượng lượng 50 kg với lực F để ván nằm yên và hợp với mặt đường một góc 30o. Xác định độ lớn của lực khi lực F hướng vuông góc với tấm ván.
A. \(125\sqrt 3 N\) B. \(125\sqrt2 N\)
C. \( 250\sqrt 2 N\) D. \( 250\sqrt 3 N\)
...
---Xem tiếp nội dung câu 13-20 ở phần xem online hoặc tải về máy tính---
2. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đáp án B
Câu 2. Đáp án D
Câu 3. Đáp án D
Câu 4. Đáp án B. Ta có :
\(\begin{array}{l} {M_{A/0}} = {F_A}.OA;\\ {M_{B/0}} = {F_B}.OB = \frac{2}{5}{F_A}.2.OA = \frac{4}{5}{F_A}.OA < {M_{A/0}} \end{array}\)
Vậy thanh AB quay ngược chiều kim đồng hồ
Câu 5. Đáp án D
Câu 6. Đáp án C.
Để vật trượt qua bậc thanh ta phải có :
\(\begin{array}{l} F \ge P\frac{{\sqrt {{R^2} - \frac{4}{9}{R^2}} }}{{\frac{2}{3}R}} = 100.\frac{{\sqrt 5 }}{2} = 50\sqrt 5 \left( N \right)\\ F.{O_1}H \ge P.{O_1}K \Rightarrow F \ge P.\frac{{{O_1}K}}{{{O_1}H}} \end{array}\)
Câu 7. Đáp án: chọn D.
Theo qui tắc momen:
F=AK=P.AH
\( \Rightarrow F = \frac{{AH}}{{AK}}.P = \frac{P}{2}\)
Câu 8. Đáp án C
Qui tắc mômen:
\(\begin{array}{l} P\frac{{AB}}{2} = T.AH = T.AB.cos\alpha \\ \Rightarrow T = \frac{P}{{2\cos \alpha }} = \frac{{12}}{{2.0,6}} = 10N \end{array}\)
Câu 9. Đáp án A
Theo điều kiện cân bằng Momen
\(\begin{array}{l} P.CH = T.CA\\ \Rightarrow CH = \frac{{AB}}{2} = \frac{{CA}}{2}\\ \Rightarrow T = \frac{P}{2} = 5N \end{array}\)
Câu 10. Đáp án B
\(\begin{array}{l} P.CH = T.CA\\ \Rightarrow CH = \frac{{AB}}{2} = \frac{{CA}}{2}\\ \Rightarrow T = \frac{P}{2} = 20N\\ {N^2} = {P^2} + {T^2}\\ \Rightarrow {N^2} = {20^2} + {20^2} = 800\\ \Rightarrow N = 20\sqrt 2 \left( N \right) \end{array}\)
...
---Để xem tiếp nội dung phần Hướng dẫn giải chi tiết, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Cân bằng và chuyển động của vật rắn môn Vật lý 10 có lời giải. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !