BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ HỆ THẦN KINH MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN
1.Chức năng:
Điều khiển, phối hợp, điều hòa các hoạt động của cơ quan trong cơ thể đảm bảo cho cơ thể thành một khối thống nhất
2. Cấu tạo
a. Cấo tạo của tũy sống (theo kiến thức SGK)
* Cấu tạo ngoài: Nắm được:
- Vị trí: nằm trong trong ống xơng sống từ đốt sống cổ I đến thắt lung II…
- HD:
- Màu sắc
- Màng tũy
* Cấu tạo trong:
- Chất xám: Chất xám nằm trong, có hình cánh bớm: Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
- Chất trắng: Nằm ngoài, bao quanh chất xám: dẫn truyền và nối các căn cứ thần kinh.
b. Dây thần kinh tũy sống
- Nắm được cấu tạo và chức năng.
- Gồm có 31 đôi dây thần kinh, mỗi dây gồm 2 rễ: rễ trước: vận động; rễ sau: cảm giác.
c. Tiểu não, trụ não, não trung gian. Cho HS nắm cấu tạo cơ bản ở SGK gồm:
- Nắm được vị trí các thành phần của não.
- Cấu tạo và chức năng của trụ não.
- Cấu tạo và chức năng của não trung gian.
- Cấu tạo và chức năng của tiễu não.
d. Đại não: Theo nội dung SGK
- Cấu tạo của đại não.
+ Hình dạng cấu tạo ngoài.
+ Cấu tạo trong.
+ Sự phân vùng chức năng của bán cầu đại não và so sánh với động vật, nêu được điểm khác biệt.
e. Hệ thần kinh sinh dưỡng:
- Nắm được nội dung ở SGK.
- Cung phản xạ sinh dưỡng: Yêu cầu HS phân biệt được cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng.
- Nắm được cấu tạo hệ thần kinh sinh dơng.
- Chức năng của hệ thần kinh sinh dơng.
3. So sánh bộ não ngời với bộ não của động vật?
Yêu cầu HS nêu đợc:
+ Bộ não người phát triển hơn hẳn động vật, đặc biệt là BCNL có kích thớc lớn, và diện tích bề mặt tăng nhờ các nếp gấp khúc cuộn, có rãnh sâu vào bên trong nên số lượng nơ ron lớn.
+ Võ não người có nhiều vùng mà ở đó động vật không có: ví dụ: vùng nói, vùng hiểu chữ viết,… liên quan đến hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói, chữ viết là kết quả của quá trình lao động xã hội của loài người.
4. Phân biệt hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
| Hệ thần kinh vận động | Hệ thần kinh sinh dưỡng |
Cấu tạo: | - Chất xám ở vỏ não và tủy sống | - Nhân xám trong trụ não |
Chức năng | - Điều khiển hoạt của cơ quan vận động. | - Điều khiển hoạt của cơ quan sinh dưỡng và quá trình trao đổi chất |
5. So sánh phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảo?
a. Về cấu tạo:
| TK giao cảm | TK đối giao cảm |
Bộ phận TK trung ơng | Sừng bên chất xám tũy sống từ đốt sống cổ VIII đến đốt thắt lng III. | - Nhân xám trong trụ não |
Bộ phận TK ngoại biên | - Hạch TK gần trung ương | - Hạch TK xa trung ương TK |
b. Về chức năng:
- 2 phân hệ có tác dụng đối lập (TK giao cảm tăng cờng TĐC, TK đối giao cảm giảm TĐC).
+ Ví dụ: TKGC làm tăng lực co và nhiẹp co tim, TK đối GC tác dụng ngợc lại.
- TKGC làm co mạch, co đồng tử, đối GC ngược lại.
- Sự phối hợp, điều hòa HĐ của 2 phân hệ đối với các cơ quan trong cơ thể đáp ứng với yêu cầu HĐ của cơ…
6. Các cơ quan phân tích.
- Kiến thức cấu tạo, chức năng (ND SGK)
-Cho HS nắm cấu tạo chung của các cơ quan phân tích gồm: tên cơ quan phân tích hoặc cơ quan thụ cảm, dây thần kinh tương ứng và vùng tương ứng ở não.
a. Cơ quan phân tích thị giác: Nắm được cấu tạo và chức năng (NDSGK) sau đó cho HS phân tích đặc điểm cấu tạo phù hợp với CN.
b. Cơ quan phân tích thính giác: tơng tự.
c. …
- HS hiểu bài và làm được các câu hỏi bài tập liên quan và biết cách gìn giữ vệ sinh, rèn luyện các cơ quan phân tích.
7. Em hãy phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mối quan hệ?
* Có thể tham khảo nh sau:
Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
- Trả lời kích thích tơng ứng. | - Trả lời kích thích không tơng ứng |
* Mối quan hệ: Mặc dù phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện khác nhau cơ bản nhng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.
8. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nơron có chức năng gì?
A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích
C. Trả lời các kích thích
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 2. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Không có khả năng phân chia
B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
C. Có nhiều sợi trục
D. Có một sợi nhánh
Câu 3. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron?
A. Giữa các bao miêlin
B. Đầu sợi nhánh
C. Cuối sợi trục
D. Thân nơron
Câu 4. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không
B. Tất cả các chi đều không co
C. Tất cả các chi đều co
D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại
Câu 5. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động)
B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích
C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì?
A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm
B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương
C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì?
A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.
B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.
D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
Câu 8. Bộ phận nào của não là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường truyền cảm giác từ dưới đi lên não?
A. Cầu não
B. Tiểu não
C. Não giữa
D. Não trung gian
Câu 9. Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não?
A. 6 đôi B. 31 đôi
C. 12 đôi D. 24 đôi
Câu 10. Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong
B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền
C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong
D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền
Đáp án
1. A | 2. A | 3. C | 4. B | 5. A | 6. C | 7. B | 8. D | 9. C | 10. A |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp về hệ Thần Kinh môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: