Bài tập ôn tập tổng hợp chủ đề Tế bào thực vật Sinh học 6 năm 2020

BÀI TẬP ÔN TẬP TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ TẾ BÀO THỰC VẬT

MÔN SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

Câu 1. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật lên

  1. 5 - 10 lần
  2. 3 - 20 lần
  3. 10 - 40 lần
  4. 3 - 50 lần

Câu 2. Kính hiển vi quang học có khả năng phóng to ảnh của vật lên

  1. 40 - 3000 lần.
  2. 40 - 5000 lần.
  3. 400 - 6000 lần.
  4. 10 - 5000 lần.

Câu 3. Khi đã xác định được vật mẫu, muốn nhìn thấy vật mẫu rõ nhất ta cần

  1. điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
  2. đặt vật mẫu ở trung tâm bàn kính.
  3. điều chỉnh ốc nhỏ.
  4. điều chỉnh ốc to.

Câu 4. Khi quan sát tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín trên kính hiển vi, ta thấy các tế bào

  1. không xếp sít với nhau mà rời nhau ra.
  2. xếp sít nhau.
  3. sắp xếp theo một trật tự xác định.
  4. sắp xếp tạo ra nhiều khoảng trống.

Câu 5. Mô là một nhóm tế bào có các đặc điểm

  1. có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
  2. có hình dạng, cấu tạo giống nhau, thực hiện các chức năng khác nhau.
  3. có hình dạng giống nhau nhưng cấu tạo khác nhau, cùng thực hiện một chức năng.
  4. có hình dạng khác nhau nhưng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng.

Câu 6. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào sau đây có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

  1. Chất tế bào.
  2. Màng sinh chất.
  3. Nhân.
  4. Lục lạp.

Câu 7. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là

  1. hệ cơ quan.
  2. cơ quan.
  3. mô.
  4. tế bào.

Câu 8. Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

  1. Lục lạp và vách tế bào.
  2. Lục lạp và màng sinh chất.
  3. Nhân và màng sinh chất.
  4. Chất tế bào và không bào.

Câu 9. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được?

  1. Tế bào ở mô phân sinh ngọn.
  2. Tế bào biểu bì vảy hành.
  3. Tế bào sợi gai.
  4. Tế bào biểu bì lá thài lài tía.

Câu 10. Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ, phái sứ dụng kính hiển vi mới nhìn thấy được?

  1. Tế bào tép bưởi.
  2. Tế bào sợi quả bông.
  3. Tế bào sợi gai.
  4. Tế bào mô phân sinh ngọn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

A

C

D

A

C

D

 

II. Tự Luận

Bài 1: Kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được. Em hãy nêu các bước sử dụng kính hiển vi.

- Các bước sử dụng kính hiển vi:

  • Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
  • Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
  • Sử dụng ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu:
  • Mắt nhìn vào vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
  • Mắt nhìn vào thị kính, tay phải vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
  • Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để quan sát rõ vật mẫu.

Bài 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín.

- Sự giống nhau: tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua chín đều có các thành phần: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, không bào và nhân.

- Sự khác nhau:

Tế bào biểu bì vảy hành

Tế bào thịt quả cà chua chín

Hình nhiều cạnh.

Kích thước nhỏ, chiều dài lớn hơn chiều rộng.

- Các tế bào không tách rời nhau, những tế bào cạnh nhau được thông với nhau nhờ sợi liên bào

Hình trứng hoặc hình cầu.

Kích thước lớn, chiều dài và chiều rộng tương đương nhau.

- Các tế bào tách rời nhau

 

Bài 3. Quan sát: Sơ đồ "Sự lớn lên của tế bào" và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Tế bào lớn lên như thế nào?
  2. Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được?
  3. Tế bào lớn lên có tác dụng gì đối với cây?

a. Tế bào non có kích thước nhỏ, sau đó to dần lên đến một kích thước nhất định ở tế bào trưởng thành. Quá trình lớn lên của tế bào diễn ra như sau:

b. Sự lớn lên của vách tế bào, màng nguyên sinh, chất tế bào.

c. Không bào: tế bào non thì không bào nhỏ, nhiều; tế bào trưởng thành có không bào lớn chứa đầy dịch tế bào.

  • Tế bào lớn lên được là nhờ quá trình trao đổi chất.
  • Tế bào lớn lên có tác dụng làm cho cơ thể thực vật lớn lên

Bài 4. Quan sát hình 7.5 SGK, nhận xét về cấu tạo, hình dạng tế bào của cùng một loại mô, các loại mô khác nhau.

  • Các tế bào của cùng một loại mô có hình dạng, cấu tạo giống nhau.
  • Các tế bào ở các loại mô khác nhau có hình dạng, cấu tạo khác nhau.

Bài 5. Tế bào phân chia như thế nào? Tế bào ở những bộ phận nào của cây thì có khả năng phân chi?

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ rồi lại tiếp tục phân chia.

+ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới.

Bài 6. Quá trình phân chia 3 lần liên tiếp từ một tế bào mẹ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

- Từ 1 tế bào mẹ phân chia tạo ra 2 tế bào con (lần thứ nhất).

- 2 tế bào con lớn lên và tiếp tục phân chia tạo ra 4 tế bào (lần thứ hai).

- 4 tế bào con này lại lớn lên và tiếp tục phân chia tạo ra 8 tế bào con (lần thứ ba).

Vậy quá trình phân chia 3 lần liên tiếp từ 1 tế bào mẹ đã tạo ra 8 tế bào con.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập ôn tập tổng hợp chủ đề Tế bào thực vật Sinh học 6 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?