Bài tập ôn tập tổng hợp chủ đề Rễ Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

BÀI TẬP ÔN TẬP TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ RỄ

MÔN SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Nhóm cáy nào sau đây gồm toàn những cây có rễ chùm?

  1. Cây mía, cây ổi, cây na.
  2. Cây hành, cây lứa, cây ngô.
  3. Cây bưởi, cây cải, cây cau.
  4. Cây tỏi, cây cà chua, cây ớt.

Câu 2. Nhóm cày nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?

  1. Cây bưởi, cây ổi, cây na.
  2. Cây ngô, cây lúa, cây hồng xiêm.
  3. Cây mía, cây xoài, cây hoa hồng.
  4. Cây mít, cây dừa, cây chuối.

Câu 3. Rễ cây mọc trong đất có cấu tạo gồm những miền nào?

  1. Miền chóp rễ, miền hút.
  2. Miền sinh trưởng, miền hút, miền chóp rễ.
  3. Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
  4. Miền trưởng thành, miền hút, miền chóp rễ.

Câu 4. Làm cho rễ dài ra là chức năng của

  1. miền sinh trưởng.
  2. miền hút.
  3. miền chóp rễ.
  4. miền trưởng thành.

Câu 5. Miền trưởng thành của rễ có

  1. các lông hút.
  2. các tế bào có khả năng phân chia mạnh.
  3. các mạch dẫn.
  4. tế bào che chở.

Câu 6. Chức năng của miền chóp rễ là

  1. dẫn truyền.
  2. hấp thụ nước và muối khoáng.
  3. làm cho rễ dài ra.
  4. che chở cho mô phân sinh đầu rễ.

Câu 7. Chức năng của miền trưởng thành là

  1. dẫn truyền.
  2. hấp thụ nước và muối khoáng.
  3. làm cho rễ dài ra.
  4. che chở cho đầu rễ.

Câu 8. Chức năng của miền hút là

  1. dẫn truyền.
  2. làm cho rễ dài ra.
  3. che chở cho đầu rễ.
  4. hấp thụ nước và muối khoáng.

Câu 9. Miền hút là miền quan trọng của rễ vì miền hút có

  1. mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
  2. mạch rây vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cơ thể.
  3. các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.
  4. thịt vỏ vận chuyển chất hữu cơ từ lông hút vào trụ giữa.

Câu 10. Mạch gổ có chức năng

  1. vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi câyẳ
  2. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
  3. vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
  4. hút nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 11. Mạch rây có chức năng

  1. vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
  2. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ ỉên thân, lá.
  3. vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
  4. hút nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 12. Bộ phận thịt vỏ của rễ sơ cấp có chức năng

  1. vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
  2. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
  3. vận chuyển cệàc chất từ lông hút vào trụ giữa.
  4. hút nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 13. Các cây nào sau đây đều có rễ củ?

  1. Cây mắm, cây đước, cây bụt mọc.
  2. Cây cải củ, cây cà rốt, cây sắn (cây khoai mì).
  3. Cây bần, cây hồ tiêu, cây trầu không.
  4. Cây khoai lang, cây bụt mọc, cây tầm gửi.

Câu 14. Các cây nào sau đây đều có rễ móc?

  1. Cây đước, cây bụt mọc.
  2. Cây cải củ, cây cà rốt.
  3. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
  4. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.

Câu 15. Các cây nào sau đây đều có rễ thở?

  1. Cây mắm, cây bụt mọc.
  2. Cây cải củ, cây cà rốt.
  3. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
  4. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.

Câu 16. Các cày nào sau đây đều có giác mút?

  1. Cây đước, cây bụt mọc.
  2. Cây cải củ, cây cà rốt.
  3. Cây hồ tiêu, cây trầu không.
  4. Dây tơ hồng, cây tầm gửi.

Câu 17. Rễ móc là loại rễ có đặc điểm

  1. là loại rễ chính, mọc thẳng, ăn sâu vào đất giúp cây đứng vững.
  2. là loại rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
  3. phình to, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  4. biến đổi thành giác mút, đâm sâu vào thân hoặc cành của cây khác.

Câu 18. Cây được bón thừa phân đạm có biểu hiện

  1. cây còi cọc, lá vàng, nhỏ.
  2. cây vống cao, lá mọc nhiều, dễ đổ, ra hoa muộn, chín muộn.
  3. cây mềm, yếu, lá vàng, dễ bị sâu bệnh.
  4. cây còi cọc, rễ phát triển yếu, lá nhỏ, vàng, chín muộn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

C

D

A

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

A

C

B

C

A

D

B

B

 

 

 

II. Tự Luận

Bài 1. Quan sát hình 9.3 SGK và cho biết rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền.

TL:

STT

Các miền của rễ

Chức năng chính của từng miền

1

Miền trưởng thành có các mạch dẫn.

Dẫn truyền.

2

Miền hút có các lông hút.

Hấp thụ nước và muối khoáng.

3

Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia).

Làm cho rễ dài ra.

4

Miền chóp rễ.

Che chở cho đầu rễ.

 

Bài 2. Nêu cấu tạo của một tế bào lông hút. Vì sao mỗi miền hút của rễ lại có rất nhiều lông hút?

TL: - Cấu tạo của một tế bào lông hút từ ngoài vào trong gồm:

  • Vách tế bào.
  • Màng sinh chất
  • Chất tế bào.
  • Nhân.
  • Không bào.

Trên miền hút của rễ có rất nhiều lông hút giúp làm tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng của rễ.

Bài 3. Có phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút không? Vì sao?

TL: - Không phải rễ của tất cả các loài cây đều có lông hút.

- Rễ của các cây mọc trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ, thậm chí cả thân và lá. Ví dụ: cây bèo tấm, cây bèo tây.

Bài 4. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.

TL: - Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.

- Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan trong nước.

- Nước và muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bài 5. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho ví dụ.

TL: - Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây:

- Các loại đất trồng khác nhau.

+ Ví dụ:

  • Đất đá ong vùng đồi trọc ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây.
  • Đất phù sa thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây.
  • Thời tiết, khí hậu:

+ Ví dụ:

  • Trời nắng, nhiệt độ cao, cây thoát nước nhiều nên nhu cầu hút nước của cây cũng tăng lên.
  • Khi mưa nhiều dẫn đến ngập úng, rễ bị chết làm cho cây mất khả năng hút nước và muối khoáng.

Bài 6. Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã học.

TL: - Có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm.

+ Ví dụ: Rễ cây bưởi, cây hồng xiêm, cây cải... là rễ cọc.

- Đặc điểm: Rễ cây lúa, cây ngô, cây tỏi tây... là rễ chùm.

  • Rễ cọc: gồm rễ cái to, khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa.
  • Rễ chùm: gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm.

Bài 7. Bạn An đã làm một thí nghiệm như sau: Trồng đậu đen vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đều cho cả 2 chậu cho đến khi cây nảy mầm, tươi tốt như nhau. Sau đó, bạn chi tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới.

- Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

- Em thử dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.

- Theo em, nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào các yếu tố nào?

TL: Bạn An làm thí nghiệm trên để chứng minh cây cần nước để sống.

Dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích:

  • Chậu A, cây sống do được tưới nước đầy đủ.
  • Chậu B, cây sẽ chết vì không được tưới nước.

Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, điều kiện thời tiết...

Bài 8. Quan sát hình 11.2 SGK và cho biết:

- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ bộ phận nào?

- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây.

- Vì sao quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau?

TL: Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút.

- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây: Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

- Quá trình hút nước và muối khoáng có quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuvển trong cây là nhờ tan trong nước.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập ôn tập tổng hợp chủ đề Rễ Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?