Bài tập ôn tập chuyên đề bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn nguyên tố hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Nam Phù Cừ

BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ

 

1. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN

Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây là không đúng?

A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 12. Vậy X thuộc:

A. Chu kì 2, nhóm IIIB.                                                         B. Chu kì 3, nhóm IIB.

C. Chu kì 3, nhóm IIA.                                                          D. Chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 3: Dãy nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn sau chỉ gồm các nguyên tố d, đó là:

A. 24, 39, 74.                          B. 13, 33, 54.                          C. 19, 32, 51.                          D. 11, 14, 22.

Câu 4: Các phát biểu về nguyên tố nhóm IA (trừ H) như sau:

1. Còn gọi là nhóm kim loại kiềm          

2. Có 1 electron hoá trị            

3. Dễ nhường 1 electron. Những câu phát biểu đúng là:

A. 1 và 3.                                B. 1, 2 và 3.                             C. 2 và 3.                                D. 1 và 2.

Câu 5: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có số thứ tự chu kì bằng:

A. Số lớp electron.                  B. Số hiệu nguyên tử.             C. Số e lớp ngoài cùng           D. Số e hoá trị

Câu 6: Cho cấu hình electron của nguyên tố sau:           

X1: 1s22s22p6          X2: 1s22s22p5           X3: 1s22s22p63s23p5        X4: 1s22s22p1

Những nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ là:

A. X1, X4.                               B. X2, X3.                                C. X1, X2.                               D. X1, X2, X4.

2. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Câu 1: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung về:

A. Số e lớp ngoài cùng.          B. Số nơtron.                           C. Số lớp electron.                  D. Số electron.

Câu 2: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

A. Các nguyên tố p.                                                                B. Các nguyên tố s .               

C. Các nguyên tố d và f.                                                         D. Các nguyên tố s và p.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học?

A. 12Mg.                                  B. 13Al.                                        C. 11Na.                                  D. 14Si 

3. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Câu 1: Các nguyên tố: F, Cl, O, N, Br, S. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tính phi kim là:

A. S, O, Cl, N, Br, F.                                                B. F, Cl, S, N, Br, O.                           

C. S, Br, N, Cl, O, F.                                                 D. F, Cl, O, N, Br, S.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?

A. Cl.                                       B. I.                                         C. Br.                                      D. F.

Câu 3: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3?

A. 15P.                                      B. 12Mg.                                  C. 14Si.                                    D. 13Al.

Câu 4: Cho các nguyên tố: nitơ, silic, oxi, photpho. Tính phi kim của các nguyên tố trên tăng dần theo thứ tự

A. Si < N < P < O.                   B. Si < P < N < O.                  C. P < N < Si < O.                  D. O < N < P < Si.

Câu 5: Một oxit có công thức R2O có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) của phân tử là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Vậy oxit đã cho là:

A. N2O.                                   B. K2O.                                   C. H2O.                                   D. Na2O.

Câu 6: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử?

A. I, Br, Cl, P.                         B. O, S, Se, Te.                        C. C, N, O, F.                          D. Na, Mg, Al, Si.

Câu 7: Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R2O5. trong hợp chất với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Vậy R là:  

A. 14N.                                     B. 122 Sb.                                  C. 31P.                                     D. 75As.

Câu 8: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:

A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.                                     B. Tính phi kim của các nguyên tố tố giảm dần.

C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần.                           D. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng I?

A. Nhóm VIA.                        B. Nhóm IIA.                          C. Nhóm IA.                           D. Nhóm VIIA.

Câu 10: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là:

A. RH3.                                   B. RH4.                                   C. H2R.                                   D. HR.

Câu 11: Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl là:

A. Giảm rồi tăng.                    B. Tăng dần.                           C. Tăng rồi giảm.                    D. Giảm dần.

Câu 12: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

B. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.

D. Khả năng tham gia phản ứng hoá học mạnh hay yếu của nguyên tử đó.                                         

Câu 13: Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Bán kính nguyên tử.                                                           B. Nguyên tử khối.                

C. Tính kim loại, tính phi kim.                                                 D. Hoá trị cao nhất với oxi.

Câu 14: Các nguyên tố: Cs, Sr, Al, Ca, K , Na được sắp xếp theo thứ tự mạnh dần về tính kim loại là

A. Cs, Sr, Al, Ca, K, Na.                                                        B. Al, Mg, Ca, Na,K, Cs.

C. Sr, Al, Ca, K, Na, Cs.                                                        D. Cs, Sr, Al, Ca, K, Na.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?

A. 7N.                                       B. 15P.                                      C. 83Bi.                                    D. 33As.

Câu 16: Khối lượng phân tử một oxit cao nhất của một nguyên tố ở nhóm IIIA là 102. Vậy nguyên tố đó là:

A. Al.                                       B. Fe.                                       C. Zn.                                       D. Cr.

Câu 17: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố:

A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện.                                B. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

C. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.                    D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.

Câu 18: Cho các nguyên tố 9F,  8O,  15P,  7N. Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau:

A. N < O < F < P.                   B. F < O < N < P.                    C. F < O < P < N.                   D. P< F < O < N.

Câu 19: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:

A. Kim loại mạnh nhất là natri.                                               B. Phi kim mạnh nhất là clo.

C. Phi kim mạnh nhất là oxi.                                                  D. Phi kim mạnh nhất là flo.

4. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN

Câu 1: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32. Xác định hai nguyên tố X và Y:

A. Mg (Z=12) và Ca (Z=20).                                                  B. Si (Z=14)  và Ar (Z=20).

C. Na (Z=11) và Ga (Z=21).                                                   D. Al (Z=13) và K (Z=19).

Câu 2: Nguyên tố X có cấu hình electron hoá trị là 3d104s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kỳ 3, nhóm IB.                                                           B. Chu kỳ 4, nhóm IB.          

C. Chu kỳ 4, nhóm IA.                                                           D. Chu kỳ 3, nhóm IA.

Câu 3: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s23p5.                                                              B. 1s22s22p63s23p4.                

C. 1s22s22p63s23p2.                                                              D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 4: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s1 có vị trí trong bảng tuần hoàn là:

A. Nhóm IIIA, chu kì 1.                                                          B. Nhóm IIA, chu kì 6.

C. Nhóm IA, chu kì 4.                                                            D. Nhóm IA, chu kì 3.

Câu 5: Cho 78 gam một kim loại thuộc nhóm kim loại điển hình tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng tạo ra 22,4 lít khí hiđro (ở đktC.. Vậy kim loại đó là:   

A. Li.                                        B. Na.                                      C. Cs.                                      D. K.    

Câu 6: Cho 6,4 gam hh hai kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dd HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là:

A. Sr và Ba.                             B. Ca và Sr.                             C. Mg và Ca.                           D. Be và Mg.

Câu 7: Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định sai khi nói về nguyên tố canxi là:

A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.                            B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20.

C. Nguyên tử canxi có 4 lớp e và có 2 e lớp ngoài cùng.       D. Canxi là một phi kim.

Câu 8: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:     

A. 12C.                                     B. 207Pb.                                  C. 119Sn.                                  D. 28Si.

Câu 9: Cho 12 gam  kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl thì thu được 11,2 lít khí H2 (đktC.. Kim loại đó là:                                 

A. Mg.                                     B. Be.                                       C. Ca.                                      D. Ba.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hh hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro (ở đktc). X và Y là:

A. Na và K.                             B. Rb và Cs.                           C. Li và Na.                            D. K và Rb.

....

Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Bài tập ôn tập chuyên đề bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn nguyên tố hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Nam Phù CừĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?