Bài tập ôn luyện HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Liên Ninh

                   BÀI TẬP ÔN LUYỆN HK2 MÔN NGỮ VĂN 7 – TRƯỜNG THCS LIÊN NINH

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

 Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà  trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."

                                                                                (Trích  Ngữ văn 7- tập 2)

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn trích trên nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm câu văn mang luận điểm.

c. Tác giả viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống...". Hãy giải thích và tìm dẫn chứng để làm sáng rõ các ý đó.

d. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (10 - 12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương trong cuộc sống của con người. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động .

e. Trong đoạn trích có câu: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Dựa vào kiến thức văn học đã có, em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1,5 trang giấy chứng minh câu văn trên.

Bài 2. Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng có viết:

"Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như của người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng".

a. Nêu luận điểm của đoạn văn trên? Câu văn nào mang luận điểm đó?

b. Chỉ ra những luận cứ tác giả dùng để chứng minh cho luận điểm trên?

c. Trong đoạn văn có câu: "Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết". Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần, một câu bị động (gạch chân câu mở rộng thành phần, câu bị động và chú thích rõ).

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Phần I.   Cho đoạn văn sau:

“Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí các bon níc và thải ra khí ô xi cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hàng ngày. Rừng chè, rừng cà phê,... cho con người nguyên liệu để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến thân mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,... Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc "Nhạc rừng", bài thơ "Rừng Việt Bắc" đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,... và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.”

a. Đoạn văn trên nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm câu văn mang luận điểm đó.

b. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Hãy nhận xét về những luận cứ mà người viết đưa ra.

c. Từ đoạn văn em vừa đọc và bằng những hiểu biết của mình, hãy viết một bài văn khoảng 1,5 trang giấy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

        -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Bài tập ôn luyện HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Liên Ninh. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?