ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 7
TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA
I. VĂN BẢN
Soạn bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng” và “Ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh” (trả lời câu hỏi SGK) đồng thời vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cách lập luận của các văn bản trên.
II. TIẾNG VIỆT
1. Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn.
2. Phân biệt sự giống, khác nhau của hai kiểu câu trên, lấy ví dụ minh họa.
3. Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau :
a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.
4. Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu rõ tác dụng.
“…Tháng mười.
Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập. Chè trên núi lại sắp vào vụ mới, búp tơ đã nhu nhú.
Can Chư Sủ dậy sớm. Lặng lẽ nghe những âm thanh quen thuộc quanh mình…”
(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)
III. TẬP LÀM VĂN
1. Nắm chắc khái niệm cơ bản :văn nghị luận , đặc điểm của luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Phân biệt lập luận trong đời sống và lập luận trong văn bản nghị luận.
3. Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ: bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận.
4. Sưu tầm tư liệu và sắp xếp hệ thống luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm sau.
a. Nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì lớn lên ta chẳng làm được việc gì có ích.
b. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
c. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
IV.PHIẾU BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Hãy đọc kĩ đoạn văn sau :
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
(Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)
1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
3. Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
4. Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu về chủ đề học tập , trong đó có sử dụng ít nhất ba vế câu theo mô hình “ từ…đến” (gạch chân, chú thích )
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập đầu HK2 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Đống Đa. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS An Thới Đông
- Bài tập ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS An Khương
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---