Bài tập nâng cao về Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng có đáp án môn Vật lý 8

BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG

1. Có năm thùng mì tôm, trong đó có một thùng bị ẩm cho nên mỗi gói nặng thêm 5g. Hỏi với một lần cân làm thế nào để phát hiện ra thùng mì bị ẩm đó. Biết khối lượng của một gói mì còn phẩm chất nặng 75g.

2. Một vật được treo vào lực kế, nếu nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 9N, nhưng nếu nhúng chìm vật trong dầu thì lực kế chỉ 10N. Hãy tìm thể tích và khối lượng của nó. Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000N/m3 và 8000N/m3.

3. Có một vật làm bằng kim loại, Khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5N , đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

4. Thả một vật không thấm nước vào nước  thì \(\frac{3}{5}\) thể tích của nó bị chìm.

a) Hỏi khi thả vào trong dầu thì bao nhiêu phần thể tích của vật sẽ bị chìm? Cho khối lượng riêng của dầu và nước lần lượt là 800kg/m3 và 1000kg/m3.

b) Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết vật đó có dạng hình hộp và  chiều dài mỗi cạnh là 20cm.

5. Khi sửa chữa đáy một chiếc xà lan (cái thùng kim loại hình hộp chữ nhật), người ta dán vào dưới đáy một lớp chất dẻo bề dày a = 3cm. Sửa xong, độ cao phần nổi trên nước giảm một đoạn h = 1,8cm. Xác định khối lượng riêng của chất dẻo. Cho khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

6. Hai quả cầu đặc, mỗi quả có thể tích 100cm3, được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không co giãn và được thả vào trong nước hình vẽ 8. Khối lượng quả cầu dưới lớn gấp 4 lần khối lượng quả cầu trên.

 Khi cân bằng thì \(\frac{1}{2}\) thể tích quả cầu trên bị ngập trong nước. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính:

  1. Khối lượng riêng của các quả cầu.
  2. Lực căng của sợi dây.

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT VÀ ĐÁP ÁN

1. Khối lượng của 15 gói mì tôm khi không bị ẩm:

                        m = 15.75 = 1125(g).

Ta đánh dấu từ thùng 1 đến 5. Lấy ra 15 gói, trong đó 1gói ở thùng I, 2 gói ở thùng II, 3 gói ở thùng III, 4 gói ở thùng IV và 5 gói ở thùng V. Đem 15 gói đó cân lên cho ta khối lượng M. Nếu:

M – m = 5(g), thì thùng bị ẩm chính là thùng I.

M – m = 10(g), thì thùng bị ẩm chính là thùng II.

M – m = 15(g), thì thùng bị ẩm chính là thùng III.

M – m = 20(g), thì thùng bị ẩm chính là thùng IV.

M – m = 25(g), thì thùng bị ẩm chính là thùng V.

Vậy, chỉ một lần cân ta đã xác định được thùng bị ẩm.

2. * Thể tích của vật. Gọi Fn và Fd là số chỉ của lực kế khi nhúng chìm vật trong nước và trong dầu. Thì:

Trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước:

 \(\begin{array}{l} P = {F_n} + {F_{An}} = {F_n} + {d_n}.{V_v} = 9 + 10000{V_v}\,\,\,(1)\\ P = {F_d} + {F_{Ad}} = {F_d} + {d_d}.{V_v} = 10 + 8000{V_v}\,\,\,(2) \end{array}\)

Từ (1) và (2) ta có:  9 + 10000.Vv = 10 + 8000Vv

=> 2000Vv = 1

=> Vv = 5.10-4(m3) = 0,5(dm3) .       

* Khối lượng của vật:

\(m = \frac{P}{{10}} = \frac{{9 + {{10000.5.10}^{ - 4}}}}{{10}} = 1,4(kg).\)       

ĐS: 0,5 dm3; 1.4 kg.

3.

a) Thể tích nước tràn ra ngoài đúng bằng thể tích của vật chiếm chỗ:

      V = 0,5lít = 0,5dm3 = 5.10-4m3.

 Lực đẩy Ác-si-mét: 

FA = dn.V = 104. 5.10-4 = 5(N).

Trọng lượng của vật:

P = P1 + FA = 8,5 + 5 = 13,5(N).

 Vậy khối lượng của vật là: 1,35(kg).

b) Trọng lượng riêng của vật:

d = \(\frac{{\rm{P}}}{{\rm{V}}} = \frac{{13,5}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}}\) = 27000(N/m3).

  Ta thấy d = dnhôm nên vật đó làm bằng nhôm.

ĐS:

a) 1,35kg;

b) Vật đó làm bằng nhôm.

4. Trọng lượng của vật là không đổi, Khi vật đứng yên trong nước hay dầu thì ta đều có:  hay

a) Khi thả vật vào nước:

\(P = {F_{An}} = {V_{cn}}.{d_n} = \frac{3}{5}.{V_v}.10.{D_n}\)        (1)

Khi thả vật vào dầu:

 

\(\begin{array}{l} P = {F_{Ad}} = {V_{cd}}.10.{D_d}\,\,\,(2)\\ \,\,\,\,\,\,(1) + (2):\\ {V_{cd}} = \frac{{3.10.{D_n}}}{{5.10.{D_d}}} = \frac{{3.10000}}{{5.8000}}.{V_v} = \frac{3}{4}{V_v} \end{array}\)

 

b) Thể tích của vật: Vv = 203 = 8000(cm3) = 8.10-3(m3).

     Trọng lượng của vật:

\((1) \Leftrightarrow P = {F_{An}} = \frac{3}{5}{.8.10^{ - 3}}{.10^4} = 48(N)\)

ĐS:

a)  \(\frac{3}{4}\) thể tích của vật sẽ bị chìm

b) 48N.

 

 

...

---Để xem tiếp nội dung phần Hướng dẫn giải chi tiết và đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập nâng cao về Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng có đáp án môn Vật lý 8 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?