BÀI TẬP NÂNG CAO DẠNG TÌM THÀNH PHẦN CỦA PHÉP TÍNH
1. Kiến thức cần nhớ
1.1. Các thành phần của phép tính
+ Các số hạng trong phép cộng, số bị trừ - số trừ - hiệu trong phép trừ.
+ Các thừa số trong phép nhân, số bị chia - số chia - thương - số dư trong phép chia.
+ Các tích riêng trong phép nhân, phép chia
1.2. Sự thay đổi các thành phần của phép tính
+ Nếu thêm (bớt) 1 số hạng của tổng bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng thêm (bớt) bấy nhiêu đơn vị.
+ Trong 1 hiệu, nếu thêm (bớt) số bị trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu cũng thêm (bớt) bấy nhiêu đơn vị.
+ Trong 1 hiệu, nếu thêm (bớt) số trừ bao nhiêu đơn vị thì hiệu cũng bớt (thêm) bấy nhiêu đơn vị.
+ Trong 1 tích, nếu gấp lên (giảm đi) 1 thừa số bao nhiêu lần thì tích cũng gấp lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.
+ Trong 1 thương, nếu số bị chia gấp lên (giảm đi) bao nhiêu lần thì thương cũng gấp lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.
+ Trong 1 thương, nếu số bị chia gấp lên (giảm đi) bao nhiêu lần thì thương giảm đi (gấp lên) bấy nhiêu lần.
2. Bài tập
Bài 1: Tìm một số biết rằng nếu cộng số đó với 1382 thì được tổng là 4379.
Bài 2: Tìm một số biết rằng nếu lấy 956 cộng với số đó thì được tổng là 5598.
Bài 3: Hai số có hiệu là 1948. Nếu bớt ở số trừ 367 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
Bài 4: Hai số có hiệu là 3343. Nếu thêm vào số bị trừ 92 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
Bài 5: Hai số có hiệu là 5285. Nếu thêm vào số trừ 3312 đơn vị và bớt ở số bị trừ 1926 đơn vị thì được hiệu mới bằng bao nhiêu?
Bài 6: Cho một phép trừ. Nếu thêm vào số bị trừ 2159 đơn vị và bớt ở số trừ 625 đơn vị thì được hiệu mới là 8945. Tìm hiệu ban đầu của phép trừ.
Bài 7: Tìm một số biết rằng nếu nhân số đó với 56 thì được 13608.
Bài 8: Tìm một số biết rằng nếu lấy 43 nhân với số đó thì được 23564.
Bài 9: Tìm một số biết rằng nếu lấy 3528 chia cho số đó thì được 36.
Bài 10: Tìm hai số biết số lớn gấp 8 lần số bé và số bé gấp 4 lần thương.
Bài 11: Tìm hai số biết số lớn gấp 13 lần thương và thương gấp 6 lần số bé.
Bài 12: Tim một số biết nếu chia số đó cho 48 thì được thương là 313 và số dư là 26.
Bài 13: Trong một phép chia có số chia bằng 61, thương bằng 54 và số dư là số lớn nhất có thể có. Tìm số bị chia.
Bài 14: Tìm một số biết rằng nếu đem số đó chia cho 47 thì được thương bằng số dư và số dư là số dư lớn nhất có thể có.
Bài 15: Một số tự nhiên chia cho 43 được thương là 21 và dư 25. Nếu lấy số đó chia cho 53 thì được thương bằng bao nhiêu? Số dư bằng bao nhiêu?
Bài 16: Một số tự nhiên chia cho 65 được thương là 64 và số dư là số lớn nhất. Nếu lấy số đó chia cho 55 thì được thương bằng bao nhiêu? Số dư bằng bao nhiêu?
Bài 17: Một phép chia có số chia bằng 57, số dư bằng 24. Hỏi phải bớt đi ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết.
Bài 18: Một phép chia có số chia bằng 8, số dư bằng 5. Hỏi phải bớt ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương giảm đi 2 đơn vị.
Bài 19: Một phép chia có số bị chia bằng 44, thương bằng 8, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số chia.
Bài 20: Tổng của hai số là 123. Nếu gấp số hạng thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 315. Tìm hai số đó.
Bài 21: Hiệu của hai số là 387. Nếu gấp số trừ lên 3 lần thì được hiệu mới là 113. Tìm hai số đó.
Bài 22: Hiệu của hai số là 134. Nếu viết thêm một chữ số vào bên phải số bị trừ thì được hiệu mới là 2297. Tìm số bị trừ, số trừ và chữ số viết thêm.
Bài 23: Tổng của hai số là 79. Nếu tăng số thứ nhất lên 4 lần và tăng số thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 370. Tìm hai số đó.
Bài 24: Tích của hai số là 1932. Nếu thêm vào thừa số thứ nhất 8 đơn vị thì được tích mới là 2604. Tìm hai số đó.
Bài 25: Khi cộng một số tự nhiên với 107, một bạn học sinh đã chép nhầm 107 thành 1007 nên được kết quả là 1996. Tìm tổng đúng của phép cộng.
Bài 26: Khi nhân một số tự nhiên với 6789 do lúng túng, bạn Hà đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên được kết quả là 296280. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.
Bài 27: Khi nhân 234 với một số tự nhiên, do chép nhầm, bạn Ngọc đã làm đổi chỗ chữ số hàng nghìn với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng trăm của thừa số thứ hai nên đã được kết quả là 2250846. Em hãy giúp bạn Ngọc tìm tích đúng của phép nhân đó.
Bài 28: Lan thực hiện một phép nhân, do viết nhầm chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ hai từ 2 thành 8 nên đã được kết quả là 2034 mà đáng lẽ phải là 1356. Em hãy tìm các thừa số ban đầu của phép nhân đó.
Bài 29: Khi nhân 254 với một số có hai chữ số giống nhau, bạn Hồng đã đặt tất cả các tích riêng thẳng cột như trong phép cộng nên đã được kết quả kém tích đúng 16002. Em hãy giúp bạn tìm tích đúng của phép nhân đó.
Bài 30: Tích của hai số là 1692. Nếu bớt ở thừa số thứ hai 17 đơn vị thì được tích mới là 893. Tìm hai số đó.
3. Đáp án
Bài 1: Số ban đầu cần tìm là: 4379 - 1382 = 2997
Bài 2: Số ban đầu cần tìm là: 5598 - 956 = 4642
Bài 3: Khi bớt ở số trừ 367 đơn vị thì hiệu thêm 367 đơn vị.
Hiệu mới là: 1948 + 367 = 2315
Bài 4: Khi thêm vào số bị trừ 92 đơn vị thì hiệu giảm đi 92 đơn vị.
Hiệu mới là: 3343 - 92 = 3251
Bài 5:
Khi thêm vào số trừ 3312 đơn vị thì hiệu giảm đi 3312 đơn vị.
Hiệu sau khi thêm vào số trừ 3312 đơn vị là: 5285 - 3312 = 1973.
Khi bớt ở số bị trừ 1926 đơn vị thì hiệu giảm đi 1926 đơn vị.
Hiệu mới sau khi thêm vào số trừ 3312 đơn vị và bớt đi ở số bị trừ 1926 đơn vị là: 1973 - 1926 = 47.
Bài 6:
Khi thêm vào số bị trừ 2159 đơn vị thì hiệu thêm 2159 đơn vị.
Khi bớt ở số trừ 625 đơn vị thì hiệu thêm 625 đơn vị.
Hiệu ban đầu là: 8945 - 2159 - 625 = 6161.
Bài 7:
Số ban đầu cần tìm là: 13608 : 56 = 243
Bài 8:
Số ban đầu cần tìm là: 23564 : 43 = 548
Bài 9:
Số ban đầu cần tìm là: 3528 : 36 = 98
Bài 10:
Số lớn gấp 8 lần số bé nên thương là 8.
Số bé là: 8 x 4 = 32
Số lớn là: 32 x 8 = 256
Bài 11:
Số lớn gấp 13 lần thương nên số bé là 13.
Thương là: 13 x 6 = 78
Số lớn là: 78 x 13 = 1014
Bài 12:
Số dư là 26 nên khi giảm ở số bị chia 26 đơn vị ta được phép chia hết.
Số bị chia khi giảm đi 26 đơn vị là: 48 x 313 = 15024
Số bị chia ban đầu là: 15024 + 26 = 15050
Bài 13:
Số dư lớn nhất trong phép chia có số chia bằng 61 là 60. Khi giảm ở số bị chia 60 đơn vị ta được phép chia hết.
Số bị chia khi giảm đi 60 đơn vị là: 61 x 54 = 3298
Số bị chia ban đầu là: 3294 + 60 = 3354
Bài 14:
Vì số dư lớn nhất trong phép chia có số chia bằng 47 là 46 nên thương bằng 46. Khi giảm ở số bị chia 46 đơn vị ta được phép chia hết.
Số bị chia khi giảm đi 46 đơn vị là: 47 x 46 = 2162
Số bị chia ban đầu là: 2162 + 46 = 2208
Bài 15:
Vì số tự nhiên có dư là 25 nên khi giảm ở số bị chia 25 đơn vị ta dược phép chia hết.
Số bị chia khi giảm đi 25 đơn vị là: 21 x 43 = 903
Số bị chia ban đầu là: 903 + 25 = 928
Khi lấy 928 chia cho 25 ta được: 928 : 25 = 37 dư 3.
Bài 16:
Vì số tự nhiên có dư là lớn nhất tức là bằng 64 nên khi giảm ở số bị chia 64 đơn vị ta dược phép chia hết.
Số bị chia khi giảm đi 64 đơn vị là: 64 x 65 = 4160
Số bị chia ban đầu là: 4160 + 64 = 4224
Khi lấy 4224 chia cho 55 ta được: 4224 : 55 = 76 dư 44.
Bài 17:
Vì số tự nhiên có dư bằng 24 nên khi giảm ở số bị chia 24 đơn vị ta dược phép chia hết.
Bài 18:
Để phép chia trở thành phép chia hết và thương tăng thêm 2 đơn vị thì cần thêm vào số bị chia: 2 x 8 - 5 = 11 (đơn vị)
Bài 19:
Số dư là số dư lớn nhất có thể có nghĩa là số dư kém số chia 1 đơn vị.
Ta thực hiện phép chia: 44 : 8 = 5 dư 4
Vậy số chia cần tìm là 5.
Bài 20:
4 lần của số thứ hai bằng: 315 - 123 = 192
Số thứ hai là: 192 : 4 = 48
Số thứ nhất là: 123 - 48 = 75
Bài 21:
2 lần số trừ bằng: 387 - 113 = 274
Số trừ là: 274 : 2 = 137
Số bị trừ là: 137 + 387 = 524
Bài 22:
Vì số bị trừ tăng lên 10 lần cộng thêm chữ số viết thêm nên hiệu mới so với hiệu cũ tăng thêm 9 lần cộng với số viết thêm.
Tổng của 9 lần số bị trừ và số viết thêm là 2297 - 134 = 2163
Vậy khi lấy 2163 giảm đi (số viết thêm) đơn vị thì sẽ chia hết cho 9.
Vì 2163 chia cho 9 được 24 dư 3 nên số viết thêm bằng 3.
Số bị trừ là: (2163 - 3) : 9 = 240
Số trừ là: 240 - 134 = 106
Bài 23:
Tăng tổng lên gấp 4 lần ta được: 79 x 4 = 316
Nếu tăng số thứ nhất lên 4 lần và tăng số thứ hai lên 5 lần thì được tổng mới là 370. Vậy số thứ hai bằng: 370 - 316 = 54
Số thứ nhất bằng: 79 - 54 = 25
Bài 24:
8 lần số thứ hai bằng: 2604 - 1932 = 672
Số thứ hai là: 672 : 8 = 84
Số thứ nhất là: 1932 : 84 = 23
Bài 25:
Số hạng thứ nhất là 1996 - 1007 = 989
Tổng dúng của hai số đó là: 107 + 989 =1096
Bài 26:
Vì bạn Hà đã đặt tính thẳng cột nên bạn Hà đã nhân thừa số cần tìm với tổng các chữ số của 6789.
Vậy số nhân với số 6789 là: 296280 : (6+7+8+9) = 9876
Tích đúng là: 9876 x 6789 = 67048164
Bài 27:
Thừa số bị đảo là: 2250846 : 234 = 9619
Thừa số đúng là 1996
Tích đúng là: 1996 x 234 = 467064
Bài 28:
Tích mới hơn tích cũ là 2034 - 1356 = 678 (đơn vị)
Hàng đơn vị hơn: 8 - 2 = 6 (đơn vị)
Thừa số 1 là: 678 : 6 = 113
Thừa số 2 là: 1356 : 113 = 12
Bài 29:
Khi đặt các tích riêng thẳng cột như vậy, tức là bạn đó đã lấy thừa số thứ nhất nhân với 5, 4, 2 rồi cộng các kết quả lại. Mà 5 + 4 + 2 = 11. Vậy 4257 chính là 11 lần thừa số thứ nhất.
Thừa số thứ nhất là: 4257 : 11 = 387
Tích đúng là: 387 x 245 = 94815
Bài 30: Tích của hai số là 1692. Nếu bớt ở thừa số thứ hai 17 đơn vị thì được tích mới là 893. Tìm hai số đó.
17 lần số thứ nhất là 1692 - 893 = 799
Số thứ nhất là: 799 : 17 = 47
Số thứ hai là: 1692 : 47 = 36
Trên đây là nội dung tài liệu Bài tập nâng cao Dạng tìm thành phần của phép tính cấp tiểu học. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp thay thế cấp tiểu học
- Hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp chia tỉ lệ cấp tiểu học
Chúc các em học tập tốt !