Bài tập áp dụng bảo toàn elctron - Ôn tập Chương 4 Hóa 10

BÀI TẬP ÁP DỤNG BẢO TOÀN ELECTRON - ÔN TẬP CHƯƠNG 4 HÓA 10

 

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là

A. 0,672 lít.                     

B. 6,72lít.            

C. 0,448 lít.                

D. 4,48 lít.

Câu 2: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

A. 25,6 gam.                 

B. 16 gam.              

C. 2,56 gam.              

D. 8 gam.

Câu 3: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là:

A.  2,24 lít và 6,72 lít.                                         

B.  2,016 lít và 0,672 lít.        

C.  0,672 lít và 2,016 lít.                                     

D. 1,972 lít và 0,448 lít.

Câu 4: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu ?

A. 27 gam.          

B. 16,8 gam.                 

C. 35,1 gam.                 

D. 53,1 gam.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H­2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 97,98.             

B. 106,38.           

C. 38,34.               

D. 34,08.

Câu 6: Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 14,25 gam muối

- Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam muối. Công thức phân tử của khí X là:

A. N2O.               

B.  NO2.                        

C. N2.                            

D. NO.    

Câu 7: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí (đktc) NxOy (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 

A. N2O và Fe.               

B. NO2 và Al.               

C. N2O và Al.               

D. NO và Mg.

Câu 8: Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X  (đktc) gồm 2 khí không màu không hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là

A. Mg.                 

B. Ag.                               

C. Cu.                        

D. Al.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đã cho là:

A. Fe.                            

B. Zn.                            

C. Al.                            

D. Cu.

Câu 10: Hoà tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M đó là

A. Ca.                           

B. Mg.                          

C. Fe.                            

D. Cu.

Câu 11: Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

A. Mg.                 

B. Fe.                                      

C. Mg hoặc Fe.    

D. Mg hoặc Zn.

Câu 12: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lít khí (đktc) ; Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít NO duy nhất (đktc)

Kim loại M và % M trong hỗn hợp là:

A. Al với 53,68%.         

B. Cu với 25,87%.        

C. Zn với 48,12%.        

D. Al với 22,44%.   

Câu 13: 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu theo thứ tự là

A. 0,02 và 0,03.  

B. 0,01 và 0,02.  

C. 0,01 và 0,03.            

D. 0,02 và 0,04.

Câu 14: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỷ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là

A. 61,80%.          

B. 61,82%.          

C. 38,18%.         

D. 38,20%.

Câu 15: Cho 18,4 gam hỗn hợp Mg, Fe phản ứng với dung dịch HNO3 (vừa đủ) được 5,824 lít hỗn hợp khí NO, N2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí là 7,68 gam. Khối lượng của Fe và Mg lần lượt là:

A. 7,2 gam và 11,2 gam.                           

B. 4,8 gam và 16,8 gam.        

C. 4,8 gam và 3,36 gam.                           

D. 11,2 gam và 7,2 gam.

Câu 16: Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Al trong V lít dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của V là

A. 0,42.               

B. 0,84.               

C. 0,48.               

D. 0,24.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2), dung dịch Y (không chứa muối NH4NO3). Tỉ khối của X đối với H2  bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24.                         

B. 4,48                          

C. 5,60.               

D. 3,36.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là

A. 40,5.                         

B. 50,4.                         

C. 50,2.                         

D. 50.

Câu 19: Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dung dịch  hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 và 2,24 lít SO2 (đều đkc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 5,6 gam.                   

B. 8,4 gam.          

C. 18 gam.          

D. 18,2 gam.

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc), 1,6 gam S (là những sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là

A. 28,1 gam.                 

B. 18,1 gam.                  

C. 30,4 gam.                 

D. 24,8 gam.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của tài liệu vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung tài liệu các bài tập áp dụng định luật bảo toàn electron môn Hóa học để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem onlien hoặc tải về máy!

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?