Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương Quang Học, đó là những kiến thức có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi, gương cầu lõm... Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 9: Tổng kết chương 1 Quang Học
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Câu hỏi ôn tập
1. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi:
"Khi nào ta nhìn thấy một vật?"
A. Khi vật được chiếu sang;
B. Khi vật phát ra ánh sáng;
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta;
D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật
-
Chọn C : Khi ta nhìn thấy một vật là khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
2. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật
B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
C. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật;
D. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật
-
Chọn B : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương
3. Định luật truyền của ánh sáng
-
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
4. Định luật phản xạ ánh sáng:
-
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
-
Góc phản xạ bằng góc tới.
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì ? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương ?
-
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ?
-
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi giống ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ở tính chất đều là ảnh ảo; khác ở tính chất, ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
7. Khi vật ở khoảng nào thì gương cầu lõm cho ảnh ảo? Ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
-
Khi một vật ở gần sát gương cầu lõm ảnh của vật này qua gương lớn hơn vật.
8. Viết ba câu có nghĩa, trong mỗi câu có bốn cụm từ chọn trong bốn cột dưới đây.
-
Ảnh tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
-
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật
-
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.
9. So sánh vùng nhìn thấy của một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước.
-
Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.
2.2. Câu hỏi vận dụng
1. Có hai điểm sáng \({S_1},{\rm{ }}{S_2}\) đặt trước gương phẳng như hình vẽ
a) Hãy vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương.
b) Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ \({S_1},{\rm{ }}{S_2}\) và 2 chùm tia phản xạ tương ứng trên gương.
c) Để mắt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương ? Gạch chéo vùng đó.
-
S1’ là ảnh của S1 và S2 là ảnh của S2 tạo bởi gương.
-
Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ \({S_1},{\rm{ }}{S_2}\) và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương như hình bên.
-
Để mắt trong vùng in đậm sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh của hai điểm sáng.
2. Một người đứng trước ba cái gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm), cách các gương một khoảng bằng nhau. Người đó quan sát ảnh ảo của mình trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất gì giống nhau, khác nhau ?
-
Tính chất giống nhau: Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo.
-
Tính chất khác nhau: Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh nhìn thấy trong gương phẳng lại nhỏ hơn trong gương cầu lõm.
3. Có bốn học sinh đứng ở bốn vị trí quanh một cái tủ đứng như trong hình 9.2. Hãy chỉ ra những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau. Đánh dấu vào bảng sau đây những cặp đó.
-
Ta có bảng sau:
An | Thanh | Hải | Hà | |
An | x | X | ||
Thanh | X | x | ||
Hải | x | x | X | |
Hà | x |
3. Luyện tập Bài 9 Vật lý 7
Qua bài giảng Tổng kết chương I - Quang Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 1.
-
Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.
- B. mắt hướng ra phía cánh đồng.
- C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.
- D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.
-
- A. trong suốt
- B. vùng bóng tối
- C. đồng tính
- D. vùng bóng nửa tối
-
- A. 150
- B. 300
- C. 450
- D. 600
-
- A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
- B. Ảnh ảo lớn hơn vật
- C. Ảnh thật nhỏ hơn vật
- D. Ảnh thật lớn hơn vật
-
- A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.
- B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.
- C. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.
- D. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.
Câu 6- Câu 14: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Tổng kết chương Quang Học
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C2 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C3 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C4 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C5 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C6 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C7 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C8 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập C9 trang 25 SGK Vật lý 7
Bài tập 1 trang 26 SGK Vật lý 7
Bài tập 2 trang 26 SGK Vật lý 7
Bài tập 3 trang 26 SGK Vật lý 7
4. Hỏi đáp Bài 9 Chương 1 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!