Nội dung bài giảng giúp chúng ta tìm hiểu về một định luật khá quan trọng khi nghiên cứu Quang học là Định luật truyền thẳng ánh sáng, cùng với đó là các khái niệm mới như sự truyền ánh sáng, tia sáng, chùm sáng, các loại chùm sáng và cách phân biệt... Để nghiên cứu rõ và cụ thể hơn về các kiến thức trên, mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 2: Sự truyền ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Đường truyền của ánh sáng
-
Nhận xét: Ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp tới mắt.
-
Kết luận: Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
-
Định luật truyền thẳng của ánh sáng
-
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
-
2.2. Tia sáng và chùm sáng
-
Quy ước: Tia sáng là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
-
Biểu diễn tia sáng:
-
Trong thực tế ta không nhìn thấy được tia sáng mà chỉ thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
-
Có 3 loại chùm sáng: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì
-
Chùm sáng song song: Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
-
Chùm sáng hội tụ : Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
-
Chùm sáng phân kì : Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
-
Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc rất lớn, gần bằng 300.000 km/s.
-
Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô tả cách làm.
Hướng dẫn giải:
-
Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo thước.
-
Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che khuất điểm đầu kia của cạnh thước.
-
Nếu tất cả các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che khuất thì cạnh thước thẳng.
-
Lí do là vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cũng nằm trên đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.
Bài 2:
Cho ba cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng (không được dùng thước thẳng). Nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích vì sao lại làm như thế?
Hướng dẫn giải:
-
Bước 1: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai.
-
Bước 2: Di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí kim thứ nhất che khuất.
-
Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai và kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất.
4. Luyện tập Bài 2 Vật lý 7
Qua bài giảng Sự truyền ánh sáng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
-
Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Song song
- B. Phân kì
- C. Hội tụ
- D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì
-
- A. Trong môi trường trong suốt
- B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
- C. Trong môi trường đồng tính
- D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính
-
- A. Ánh sáng đang chuyển động
- B. Ánh sáng mạnh hay yếu
- C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm
- D. Hướng truyền của ánh sáng
Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Sự truyền ánh sáng
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C5 trang 8 SGK Vật lý 7
Bài tập 2.1 trang 6 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.2 trang 6 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.3 trang 6 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.4 trang 6 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.5 trang 7 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.6 trang 7 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.7 trang 7 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.8 trang 7 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.9 trang 8 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.10 trang 8 SBT Vật lý 7
Bài tập 2.11 trang 8 SBT Vật lý 7
5. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!