Làm thế nào để quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Phải tiến hành quan sát như thế nào để có thể xác định đúng các tính chất của ảnh và vẽ được ảnh? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 6: Thực hành Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
-
Cho một gương phẳng và một bút chì. Vẽ vị trí của gương và bút chì
-
Đặt bút chì song song với gương : Ảnh song song cùng chiều với vật
-
Đặt bút chì vuông góc với gương : Ảnh cùng phương nhưng ngược chiều với vật
2.2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:
-
Bố trí thí nghiệm như hình 6.2:
-
Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn.
-
Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng.
-
Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.
-
-
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
-
Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm
Bài tập minh họa
Bài 1:
Một người đứng trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?
Hướng dẫn giải:
-
Không nhìn thấy điểm N’ vì các tia sáng từ điểm sáng N tới gương cho các tia phản xạ không lọt vào mắt ta.
-
Nhìn thấy điểm M’ vì có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’.
4. Luyện tập Bài 6 Vật lý 7
Qua bài Thực hành Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
-
Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. d = d’
- B. d > d'
- C. d < d’
- D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.
-
- A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
- B. Không hứng được trên màn
- C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
- D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
-
- A. 1,5m
- B. 1,25m
- C. 2,5m
- D. 1,7m
-
Câu 4:
Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
- A. 3m
- B. 1,25m
- C. 1,5m
- D. 1,6m
Câu 4- Câu 9: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 18 SGK Vật lý 7
Bài tập C2 trang 18 SGK Vật lý 7
Bài tập C3 trang 18 SGK Vật lý 7
Bài tập C4 trang 18 SGK Vật lý 7
5. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!