Nội dung bài học Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học; Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
- Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại biến đổi tuần hoàn.
-
Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần, chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
1.2. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
1.2.1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A.
- Trong cung một nhóm A nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron ở lớp ngoài cùng (số electron hóa trị)
-
nsanpb ( 1 ≤ a ≤ 2 ; 0 ≤ b ≤ 6)
-
Số electron hóa trị = a + b
-
Electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IA và IIA thuộc phân lớp s nên là các nguyên tố s
-
Electron hóa trị của các nguyên tố nhóm IIIA và VIIIA thuộc phân lớp p nên là các nguyên tố p
1.2.2. Một số nhóm A tiêu biểu
Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
- Có 8 electron lớp ngoài cùng.
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6
- Không tham gia phản ứng hóa học.
Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 ⇒ có 1 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng mất 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.
- Phương trình hóa học:
4Na + O2 → 2Na2O
2Na + 2H2O → NaOH + H2
2Na + Cl2 → 2NaCl
Nhóm VIIA (Nhóm halogen)
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5
- Có 7 electron ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm.
- Các nguyên tử halogen có khuynh hướng thu thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Halogen có hóa trị 1.
- Ở dạng đơn chất phân tử halogen gồm hai nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2. Đó là những phi kim điển hình (At là nguyên tố phóng xạ).
- Phân tử gồm hai nguyên tử: F2 , Cl2 , Br2 , I2
- Phản ứng với kim loại tạo muối:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2K + Br2 → KBr
- Phản ứng với hiđro:
Cl2 + H2 → 2HCl
2. Luyện tập Bài 8 Hóa học 10
Sau bài học cần nắm:
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
2.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 8 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
Câu 1:
Cho một nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. X thuộc chu kỳ nào, nhóm nào?
- A. Chu kỳ 2, nhóm VA
- B. Chu kỳ 2, nhóm VIIA
- C. Chu kỳ 3, nhóm VII A
- D. Chu kỳ 3, nhóm VA
-
- A. 1s2 2p6 3s2 3p5.
- B. 1s2 2s2 2p6 3s3 3p2.
- C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3.
- D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4 .
-
- A. Số lớp electron.
- B. Số electron ở vỏ nguyên tử.
- C. Khối lượng nguyên tử.
- D. Số electron ở lớp ngoài cùng.
-
- A. M
- B. N
- C. P
- D. Q
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Bài 8.
Bài tập 8.12 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 8.13 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 8.14 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 8.15 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 8.16 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 8.17 trang 21 SBT Hóa học 10
Bài tập 1 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 44 SGK Hóa học 10 nâng cao
3. Hỏi đáp về Bài 8 chương 2 Hóa học 10
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.