Trong bài này các em được tìm hiểu kiến thức cơ bản về bộ xương người như các thành phần chính của bộ xương, phân loại các loại xương, chức năng của bộ xương, khớp và phân loại khớp. Các em tập nhận biết các loại xương và khớp, phân biệt được các loại xương ngắn, dài, dẹt; khớp động, bất động, bán động...
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bộ xương
a. Các phần chính của bộ xương
Bộ xương được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi
- Xương đầu:
- Xương sọ: (8 xương ghép lại bằng khớp bất động có răng cưa) Chứa não phát triển.
- Xương mặt (lồi cằm) có 6 đôi xương chẳn kết thành 1 khối và 3 xương lẻ, x/hàm cử động được
- Xương thân
-
- Cột sống: Chia làm 5 đoạn (đoạn cổ, đ/ngực, đ/thắt lưng, đ/cùng, đ/cụt) nhiều đốt khớp lại có 4 chỗ cong (cổ, ngực, lưng, cùng)
- Lồng ngực:
- Xương sườn: 12 đôi xương sườn
- Xương ức: 1 xương ức
- Xương chi
- X/ chi trước: gồm đai vai và phần tự do
- X/ chi sau: gồm đai hông và phần tự do
Đặc điểm | Xương tay | Xương chân |
Kích thước Cấu tạo khác nhau của đai xương Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái các xương | Nhỏ hơn Đai vai Xương cổ tay Xương bàn tay | Lớn hơn Đai hông Xương cổ chân Xương bàn chân |
b. Chức năng
- Là chỗ bám vững chắc cho các phần mềm của gân, cơ, tạo cho cơ thể có một hình dáng nhất định.
- Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.
- Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận động được.
1.2. Phân biệt các loại xương
Có 3 loại xương:
- Xương dài: Hình ống chứa tủy đỏ (ở trẻ em) và tủy vàng (ở người lớn). Đó là xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân
- Xương ngắn: Kích thước ngắn như xương cổ tay, cổ chân, các đốt sống...
- Xương dẹt (phẳng): Hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chân, các xương sọ...
1.3. Các khớp xương
- Khớp xương: là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương với nhau
- Các loại khớp:
- Khớp động: Cử động dễ dàng (Ví dụ: cổ tay, cổ chân). Hai đầu xương có lớp sụn. Giữa là dịch khớp (hoạt dịch). Ngoài là dây chằng
- Khớp bán động: Giữa 2 đầu xương là đĩa sụn (ví dụ: Cột sống), hạn chế cử động
- Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa, cố định xương, không cử động được (ví dụ: xương mặt, x/ sọ)
2. Luyện tập Bài 7 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Kể tên các phần của bộ xương người, các loại khớp.
- Xác định được vị trí các xương chính trên cơ thể mình.
- Phân biệt các loại xương dài, ngắn, dẹt
- Phân biệt được các loại khớp xương.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Bộ xương có vai trò
- A. nâng đỡ cơ thể
- B. bảo vệ các cơ quan
- C. giúp cơ thể vận động
- D. cả A, B và C
-
- A. bảo về cơ thể
- B. nâng đỡ cơ thể
- C. vận động
- D. cả A và B
-
- A. Xương quay
- B. Xương vai
- C. Xương đe
- D. Xương thuyền
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 27 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 27 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 27 SGK Sinh học 8
Bài tập 1 trang 17 SBT Sinh học 8
Bài tập 1-TN trang 19 SBT Sinh học 8
Bài tập 2-TN trang 19 SBT Sinh học 8
Bài tập 3 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 4 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 5 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 6 trang 20 SBT Sinh học 8
Bài tập 21 trang 22 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 7 Chương 2 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!