Trong bài học này các em được tìm hiểu các nguyên nhân gây gãy xương, các phương pháp sơ cứu ban đầu và băng bó các vết thương. Các em tiến hành thực hiện các thao tác để phòng bị khi có trường hợp xảy ra.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nguyên nhân gãy xương
- Nguyên nhân dẫn đến gãy xương ở người là do: tai nạn LĐ, tai nạn GT, sơ ý trong cuộc sống.
- Ở người già tỉ lệ chất cốt giao giảm nên xương xốp, giòn, dễ gãy hơn người trẻ.
- Khi bị gãy xương thì xương trẻ em thường mau liền hơn so với xương người lớn, đặc biệt là người già.
- Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông cần lưu ý: tuân theo luật ATGT, đội nón bảo hiểm…
1.2. Tập sơ cứu và băng bó
a. Sơ cứu
-
Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
-
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các chỗ đầu xương.
-
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
Chú ý:
- Áp nẹp gỗ vào mặt ngoài cẳng tay.
- Nẹp phải dài từ khuỷu tay → bàn tay.
b. Băng cố định xương cẳng tay
- Bước 1: Dùng băng y tế (hay vải) quấn chặt từ khuỷu tay ra cổ tay.
- Bước 2: Làm dây đeo cẳng tay vào cổ (cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông).
Chú ý:
- Cách quấn băng: từ trong ra ngoài (từ khuỷu tay →cổ tay).
- Cách cầm băng: cầm ngửa cuộn băng.
c. Băng cố định xương đùi
- Sơ cứu băng bó nạn nhân ở tư thế nằm.
- Nẹp phải dài từ sườn đến gót chân
- Buộc cố định ở phần thân
- Quấn băng từ cổ chân vào.
2. Tổng kết Bài 12 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến gãy xương.
- Biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết băng bó cố định xương bị gãy (xương cẳng tay).
3. Hỏi đáp Bài 12 Chương 2 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!