Bài 66: Ôn tập - Tổng kết

Trong bài học này các em được tổng kết lại kiến thức sinh học cơ thể người ở lớp 8, hệ thống hoá lí thuyết và liên hệ vào thực tiễn. Hình thành cho các em logic mạch kiến thức sinh học để nhớ và vận vận dụng.

Tóm tắt lý thuyết

Ôn tập học kì II

1.1. Bảng 66.1: Các cơ quan bài tiết

Các cơ quan bài tiết chính

Sản phẩm bài tiết

Phổi

CO2, hơi nước

Da

Mồ hôi

Thận

Nước tiểu ( cặn bã và các chất cơ thể dư thừa)

1.2. Bảng 66.2: Quá trình tạo thành nước tiểu

Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu

Bộ phận thực hiện

Kết quả

Thành phần các chất

Lọc

Cầu thận

Nước tiểu đầu

Nước tiểu đầu loãng:

  • Ít chất cặn bã
  • Còn nhiều chất dinh dưỡng

Hấp thụ lại

Ống thận

Nước tiểu chính thức

Nước tiểu đậm đặc các chất tan

  • Nhiều cặn bã và chất độc
  • Hầu như không còn chất dinh dưỡng

1.3. Bảng 66.3: Cấu tạo và chức năng của da

Các bộ phận của da

Các thành phần cấu tạo chủ yếu

           Chức năng của từng thành phần

Lớp biểu bì

Tầng sừng (TB chết), TB biểu bì sống, các hạt sắc tố

Bảo vệ, ngăn vi khuẩn, các hóa chất, ngăn tia cực tím

Lớp bì

Mô liên kết sợi, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông, cơ co chân lông, mạch máu

Điều hòa nhiệt, chống thấm nước, mềm da. Tiếp nhận các kích thích của môi trường

Lớp mỡ dưới da

Mỡ dự trữ

Chống tác động cơ học

Cách nhiệt

1.4. Bảng 66.4: Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh

 

Các bộ phận của HTK

Não

Tiểu não

Tủy sống

Trụ não

Não trung gian

Đại não

Cấu tạo

Bộ phận trung ương

Chất xám

Các nhân não

Đồi thị và nhân

dưới đồi thị

Vỏ não (Các vùng TK)

Vỏ tủy não

Nằm giữa tủy

sống thành cột liên tục

Chất trắng

Các đường dẫn truyền giữa não và tủy sống

Nằm xen giữa

các nhân

Đường dẫn truyền nối 2 bán cầu đại não và với các phần dưới

Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của HTK

Bao ngoài cột

chất xám

 

Bộ phận ngoại biên

Dây TK não và các dây TK đối giao cảm

 

 

 

  • Dây TK tủy
  • Dây TK sinh dưỡng
  • Hạch TK giao cảm

Chức năng chủ yếu

Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt độngcủa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế phản xạ (PXKĐK và PXCĐK)

 

TW điều khiển và điều hòa các hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

TW điều khiển và điều hòa TĐC, điều hòa nhiệt

TW của PXCĐK

Điều khiển các hoạt động có ý thức, hoạt động tư duy

Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp

TW của các PXKĐK về vận động và sinh dưỡng

1.5. Bảng 66.5: Hệ thần kinh sinh dưỡng

 

Cấu tạo

Chức năng

 

Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên  

Hệ thần kinh vận động

Não

Tủy sống

Dây TK não

Dây TK tủy

Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương

Hệ TK sinh dưỡng

Giao cảm

Sừng bên tủy sống

Sợi trước hạch (ngắn) hạch giao cảm

Sợi sau hạch (dài)

Có tác dụng đối lập trong điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng

Đối giao cảm

Trụ não

Đoạn cùng tủy sống

Sợi trước hạch (dài) hạch đối giao cảm

Sợi sau hạch (ngắn)

1.6. Bảng 66.6: các cơ quan phân tích quan trọng

 

Thành phần cấu tạo

 

 

Bộ phận thụ cảm

Đường dẫn truyền

Bộ phận phân tích TW

Chức năng

Thị giác

Màng lưới (của cầu mắt)

Dây TK thị giác (dây II)

Vùng thị giác ở thủy chẩm

Thu nhận kích thích của sóng ánh sáng từ vật

Thính giác

Cơ quan coocti (trong ốc tai)

Dây TK thính giác (dây VIII)

Vùng thính giác ở thùy thái dương

Thu nhận kích thích của sóng âm thanh từ nguồn phát

1.7. Bảng 66.7: Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai

 

Các thành phần cấu tạo

Chức năng

Mắt

Màng cứng và màng giác

  • Bảo vệ câu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua
  • Giữ cho trong cầu mắt hoàn toàn tối, không bị phản xạ ánh sáng

 

  • Có khả năng điều tiết ánh sáng
  • TB que thu nhận kích thích ánh sáng. TB nón thu nhận kích thích màu sắc ( Đó là các tế bào thụ cảm).
  • Dẫn truyền xung thần kinh từ các TB thụ cảm về TW.
Màng mạch Lớp sắc tố
Lòng đen, đồng tử
Màng lưới Tế bào que, tế bào nón
TB thần kinh thị giác

Tai

  1. Vành và ống tai
  • Màng nhĩ
  • Chuỗi xương tai
  • Ốc tai - cơ quan Coocti
  • Vành bán khuyên
  • Hứng và hướng sóng âm.
  • Rung theo tần số của sống âm.
  • Truyền rung động từ màng nhĩ vào cửa bầu (của tai trong).
  • Cơ quan Coocti trong ốc tai tiếp nhận kích thích của sóng âm chuyển thành xung thần kinh truyền theo dây VIII (nhánh ốc tai) về trung khu thính giác.
  • Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian.

1.8. Bảng 66.8: Tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết Hoocmôn Tác dụng chủ yếu
Tuyến yên Thùy trước

Tăng trưởng ( GH)

Giúp cơ thể phát triển bình thường
TSH Kích thích tuyến giáp hoạt động
FSH Kích thích buồng trứng tinh hoàn phát triển
LH

Kích thích gây rụng trứng, tạo thể vàng( ở nữ)

Kích thích TB kẽ sản xuất testostêrôn

PrL Kích thích tuyến sữa hoạt động
ACTH Tiết nhiều hoocmôn điều hoà sinh dục, hoạt động trao đổi chất...
Thùy sau ADH Chống đa niệu (Đái tháo nhạt)
Gây co các cơ trơn, co tử cung.
Ôxitôxin (OT)
Tuyến giáp Tirôxin (TH) Điều hòa trao đổi chất 
Tuyến tụy Insulin Biến đổi glucôzơ → glicôgen
Glucagôn Biến đổi glicôgen → glucôzơ
Tuyến trên thận Vỏ tuyến Alđôstêrôn Điều hòa muối khoáng trong máu
Cooctizôn Điều hòa đường huyết trong máu
Anđrôgen (Kích tố nam) Thể hiện giới tính nam
Tủy tuyến Ađrênalin và noađrênalin Điều hòa tim mạch - điều hòa glucôzơ huyết.
Tuyến sinh dục

Nam

Nữ

Testostêrôn Phát triển giới tính nam
Ơstrôgen Phát triển giới tính nữ

Prôgestêrôn

Duy trì sự phát triển lớp niêm mạc tử cung và kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH
Hoocmôn nhau thai Tác động phối hợp với prôgestêrôn của thể vàng trong giai đoạn 3 tháng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng.

1.9. Cơ quan sinh dục

Dựa vào hiểu biết về các điều kiện của thu tinh và thụ thai, người ta đã đề ra nguyên tắc cần tuân thủ để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Và các nguyên tắc đề ra là gì?

  • Điều kiện của thụ tinh là:

    • Trứng phải rụng.

    • Trứng phải gặp được tinh trùng.

  • Điều kiện của thụ thai là:

    • Trứng đã thụ tinh phải làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai

  • Từ các điều kiện cần đó, có thể đề ra các nguyên tắc trong việc tránh thai:

    • Ngăn không cho trứng rụng.

    • Ngăn không cho trứng đã rụng gặp tinh trùng.

    • Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung.

2. Luyện tập Bài 66 Sinh học 8

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Hệ thống hóa kiến thức đã học trong năm
  • Nắm chắc kiến thức cơ bản đã học
  • Có khả năng vận dụng kiến thức đã học

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Ôn tập - Tổng kết cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Ôn tập - Tổng kết để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 212 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 212 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 212 SGK Sinh học 8

Bài tập 4 trang 212 SGK Sinh học 8

Bài tập 5 trang 212 SGK Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 66 Chương 11 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?