Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai

Với bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác , cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định lí

?1 

Cho hai tam giác ABC và DEF có kích thước như trong hình 36.

- So sánh các tỉ số \(\frac{{AB}}{{DE}}\) và \(\frac{{AC}}{{DF}}\)

- Đo các đoạn thẳng BC, EF. Tính tỉ số \(\frac{{BC}}{{EF}}\), so sánh với các tỉ số trên và dự đoán sự đồng dạng của hai tam giác ABC và DEF.

\(\frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{AC}}{{DF}} = \frac{1}{2}\)

Đo các cạnh ta có: BC = 6; EF = 12

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow \frac{{BC}}{{EF}} = \frac{1}{2}\\
 \Rightarrow \frac{{AB}}{{DE}} = \frac{{AC}}{{DF}} = \frac{{BC}}{{EF}} = \frac{1}{2}
\end{array}\)

Dự đoán : ΔABC đồng dạng ΔDEF.

Định lí: Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng

1.2. Áp dụng

?2 Hãy chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng với nhau từ các tam giác sau đây (h.38):

Xét tam giác ABC và tam giác DEF có:

\(\begin{array}{l}
\widehat A = \widehat D = {70^o}\\
\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{DE}}{{DF}} = \frac{2}{3}
\end{array}\)

\( \Rightarrow \Delta ABC \sim \Delta DEF\) (c.g.c)

?3. 

a) Vẽ tam giác ABCABC có \(\widehat {BAC} = {50^o}\), AB = 5cm, AC = 7,5cm (h.39)

b) Lấy trên các cạnh AB, AC lần lượt hai điểm D, E sao cho AD = 3cm, AE = 2cm. Hai tam giác AED và ABC có đồng dạng với nhau không ? Vì sao ?

\(\begin{array}{l}
\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{5}{{7,5}} = \frac{2}{3}\\
\frac{{AE}}{{AD}} = \frac{2}{3}
\end{array}\)

Xét tam giác ABC và tam giác AED có:

\(\widehat A\): góc chung

\(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{AE}}{{AD}} = \frac{2}{3}\)

\( \Rightarrow {\rm{\Delta }}ABC \sim \Delta AED\left( {c.g.c} \right)\)

 

 

3. Luyện tập Bài 6 Chương 3 Hình học 8

Qua bài giảng Trường hợp đồng dạng thứ hai này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Nắm vững trường hợp đồng dạng thứ hai
  • Vận dụng kiến thức giải được một số bài toán liên quan

3.1 Trắc nghiệm về Trường hợp đồng dạng thứ nhất

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Trường hợp đồng dạng thứ hai

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 32 trang 77 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 33 trang 77 SGK Toán 8 Tập 2

Bài tập 34 trang 77 SGK Toán 8 Tập 2

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 3 Hình học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?