Trong bài học này các em được tìm hiểu về cấu tạo, dinh dưỡng và cách thức gây bệnh trong cơ thể người của trùng kiết lị và trùng sốt rét. Từ đó các em có biện pháp phòng chống bệnh đúng đắn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trùng kiết lị
Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chỗ chân giả rất ngắn.
Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.
1.1.1. Nơi sống và cấu tạo:
- Sống kí sinh ở thành ruột.
- Cơ thể có chân giả ngắn.
- không có không bào.
1.1.2. Dinh dưỡng
Nuốt hồng cầu và thẩm thấu qua màng tế bào.
1.1.3. Phát triển
- Ngoài môi trường trùng kiết lị kết bào xác.
- Trong ruột người, trùng kiết lị sẽ gây nên các vết loét ở niêm mạc ruột, nuốt hồng cầu, sinh sản rất nhanh → Đau bụng, đi ngoài.
1.1.4. Biện pháp phòng chống
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường
- Khi đã mắc bệnh thì phải uống thuốc chữa trị...
1.2. Trùng sốt rét
1.2.1. Cấu tạo và dinh dưỡng
- Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
- Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận chuyên và không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.
1.2.2. Vòng đời
Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản lên cho số lượng lớn rồi chui ra và lại tiếp tực chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu như vậy thì cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật.
1.2.3. Bệnh sốt rét ở nước ta
- Trước cách mạng Tháng Tám. bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xoá bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chú trì, căn bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.
- Cách thức và vòng lan truyền bệnh:
1.2.4. Tìm hiểu về bệnh sốt rét
Bài tập minh họa
2. Luyện tập Bài 6 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.
- Chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Trùng sốt rét có đặc điểm:
- A. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi
- B. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
- C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
- D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
-
- A. phân đôi.
- B. sinh sản hữu tính.
- C. sinh sản sinh dưỡng.
- D. nảy chồi.
-
- A. tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
- B. máu người.
- C. thành ruột người.
- D. thành ruột của muỗi Anôphen.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 25 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 25 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 25 SGK Sinh học 7
Bài tập 4 trang 11 SBT Sinh học 7
Bài tập 7 trang 12 SBT Sinh học 7
Bài tập 8 trang 13 SBT Sinh học 7
Bài tập 9 trang 13 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 13 SBT Sinh học 7
Bài tập 4 trang 14 SBT Sinh học 7
Bài tập 8 trang 14 SBT Sinh học 7
3. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!