Bài 6: Nhiệm vụ của kế toán

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 6: Nhiệm vụ của kế toán sau đây để tìm hiểu về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp, phản ánh và giám đốc việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước, phát hiện khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp.

Tóm tắt lý thuyết

Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:

® Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

Tài sản doanh nghiệp có thể do nhiều nguồn hình thành như của Nhà nước, tập thể hay cá nhân ... do vậy tài sản này phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, song biện pháp bảo vệ tài sản chặt chẽ và hiệu quả nhất là sự giám đốc của kế toán. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của kế toán là phải “tính toán ghi chép phản ánh chính xác có số thực có, tình hình luân chuyển, tình hình giữ gìn sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền ... “ở doanh nghiệp.

@ Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải lập kế hoạch và lập dự toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong quá trình quản lý cíc nhà quản lý phái thường xuyên xem xét tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán đó. Có nhiều cách dể xem xét tình hình này, nhưng cách hay nhất là thông qua sô liệu kế toán đối chiếu giữ số liệu kế toán với số liệu kế hoạch của các nhà quản lý có thể thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của minh để từ đó có biện pháp cụ thể cải tiến hoạt động sản xuâ't kinh doanh của doanh nghiệp.

@ Phản ánh và giám đốc việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước.

Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật, phải đi theo hành lang của luật pháp hay nói một cách khác là các doanh nghiệp hoạt động phải chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước đặt ra. Do vậy thông qua số liệu kế toán có thể thẩm tra xem doanh nghiệp có tôn trọng thực hiện đúng chính sách chế độ kinh tế tài chính không? Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phải tính toán tỉ mỉ, tiết kiệm các khoản chi phí, tính toán chính xác các khoản thu nhập và kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, qua đó cũng cô' và tăng cường trách nhiệm quyền hạn trong việc điều hành hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp.

@ Phát hiện khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp.

Số liệu kế toán cung cấp được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở một thời kỳ nào đó, qua số liệu này các nhà quản lý phân tích được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó thấy được những mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp để từ đó khai thác nhừng khả năng này, đặt ra những biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều 5 của Luật kế toán Việt Nam ghi nhiệm vụ của kế toán như sau:

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?