Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 10: Môi trường kế toán sau đây để tìm hiểu về môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
Tóm tắt lý thuyết
Môi trường kế toán là các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán, chúng tác động mạnh mẽ đến việc hình thành quan điểm, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Do đó nghiên cứu môi trường kế toán sẽ cung cấp cơ sở nhận thức quan trọng cho quá trình nghiên cứu và tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức, đơn vị.
Môi trường kế toán bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường xã hội... Phần dưới đây chỉ đề cập đến môi trường kinh tế và môi trường pháp lý là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kế toán.
1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, mỗi thay đổi của nền kinh tế làm phát sinh những hoạt động kinh tế mới đều đòi hỏi kế toán phải có nhừng thay đổi thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập - xử lý và cung cấp thông tin. Môi trường kinh tế bao gồm: Nền kinh tế - cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản...
1.1 Nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế, để kiểm soát nền kinh tế phải dựa trên cơ sở của một cơ chế quản lý kinh tế thích hợp. Tùy theo mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế mà xác lập các nền kinh tế khác nhau. Mỗi nền kinh tế - cơ chế quản lý kinh tế có yêu cầu quản lý, yêu cầu về thông tin khác nhau, do đó khi thay đổi nền kinh tế - cơ chế quản lý kinh tế thì hệ thông kế toán cũng phải thay đổi đô đáp ứng yêu cầu thông tin, quản lý. Như tại Việt Nam, khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã phải xây dựng lại toàn bộ hệ thông kế toán từ một hệ thống gồm pháp lệnh kế toán và chế độ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang một hệ thống gồm luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
1.2 Các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp Việt Nam gồm có:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên - là doanh nghiệp trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44, 45 của Luật doanh nghiệp.
- Không được quyền phát hành cố phiếu.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - là doanh nghiệp trong đó:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hừu (gọi tắt là chủ sở hữu công ty); chủ sở hừu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Không được quyền phát hành cổ phần.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giây chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần - là doanh nghiệp trong đó
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiếu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vôh đã góp vào doanh nghiệp.
- CỒ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
- Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh - là doanh nghiệp trong đó
- Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân - là doanh nghiệp
- Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Do mỗi loại hình doanh nghiệp thuộc chủ sở hữu khác nhau nên chúng có nhiều điểm khác nhau về cơ chế quản lý tài chính, cách huy động vốn và phân phôi lợi nhuận..., do đó kế toán vốn chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận trong mỗi
1.3 Giá cả
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan ra đời cùng với nền sản xuất hàng hóa. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị; dựa trên giá cả mà kê toán xác định được giá trị của đối tượng kế toán để ghi sổ, tổng hựp các chỉ tiêu kinh tế khác nhau và phân tích thông tin kinh tế tài chính. Nhưng giá cả lại thường xuyên biến động do nhiều nguyên nhân nôn kế toán phải theo dõi và sử dụng các phương pháp kế toán thích hợp để ghi nhận thông tin hữu ích như sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá ..., nói cách khác giá cả có ảnh hưởng nhiều đến kế toán.
1.4 Đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh và lĩnh vực quản lý nhà nước
Các ngành trong nền kinh tế như sản xuất công - nông nghiệp, xây lắp, thương mại, dịch vụ đều có nhừng tính chất riêng chi phôi đến tổ chức công tác kế toán như kế toán chi phí và tính giá thành trong công nghiệp khác về chi tiết so với trong nông nghiệp hoặc trong xây lắp. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng có những khác biệt tương tự như kế toán ngân sách nhà nước khác với kế toán kho bạc hoặc khác với kế toán hành chính sự nghiệp.
1.5 Thuế
Thuế là một công cụ quan trọng của nhà nước dùng để quản lý nền kinh tế, điều tiết thu nhập, làm đòn bẩy kích thích hoặc hạn chế các hoạt động SXKD, là công cụ động viên thu nhập quốc dân phục vụ lợi ích công cộng. Các yêu cầu về quan lý thuế, tính chất của từng loại thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuê, phương pháp tính thuế, thủ tục nộp thuế... đều có ảnh hưởng nhất định đối với kế toán trong việc tính toán, lập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo...
1.6 Lạm phát
Là một quá trình tăng liên tục so với mặt bằng giá, nói cách khác là quá trình giảm liên tục sức mua của đồng tiền. Một trong những hậu quả cua lạm phát làm cho thông tin kế toán bị sai lệch. Trong trường hợp lạm phát, kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra dự báo, kiểm soát việc chi tiêu, đánh giá khả năng sử dụng vốn, đánh giá lại tài sản ...
2. Môi trường pháp lý
Môi trương pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán cãn cứ vào đó để hành nghề, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với luật pháp đã quy định.
Tại Việt Nam, Quốc hội phê chuẩn Luật Kế toán và Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quyền quyết định toàn bộ chuẩn mực và chế độ kế toán của các doanh nghiệp thuộc các ngành SXKD và các tổ chức khác. Tư vấn cho Bộ Tài chính trong lĩnh vực kế toán là Hội đồng quốc gia về kế toán của Việt Nam và Hội Kế toán Việt Nam.
2.1 Luật Kế toán Việt Nam
Để thông nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Luật Kế toán số 03/2003/QH11, có hiệu lực từ 01/01/2004. Luật này có 7 chương với 64 điều.
2.2 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
Chuẩn mực kế toán là những nguyên tắc và phương pháp kế toán để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tính đến nay Bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực sau:
Chuẩn mực số 1 - Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số 2 - Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 3 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực số 4 - Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực số 5 - Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực số 6 - Thuê tài sản
Chuẩn mực số 7 - KT các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Chuẩn mực số 8 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
Chuẩn mực số 10 - Ánh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 11 - Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay
Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực số 19 - Hợp đồng bảo hiểm
Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng
Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Chuẩn mực số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan.
Chuẩn mực số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
Chuẩn mực số 30 - Lãi trên cổ phiếu
2.3 Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành
Chế độ kế toán là những qui định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
Hiện nay, kế toán doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo:
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Chế độ kế toán Việt Nam bao gồm 4 phần:
Phần thứ nhất - Hệ thông tài khoản kế toán
Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính
Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán
Phần thứ tư - Chế độ sổ kế toán
Kế toán các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quyết định này.
Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.
Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.