Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Bằng quan sát trực tiếp, người ta thấy trên thị trường, người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau. Vậy, mối quan hệ đó là gì? Mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học: Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm cung, cầu

a. Khái niệm cầu

  • Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

b. Khái niệm cung

  • Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

1.2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

a. Nội dung của quan hệ cung – cầu

Quan hệ cung – cầu

(Quan hệ cung – cầu)

  • Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
  • Những biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu:
    • Cung – cầu tác động lẫn nhau:
      • Khi cầu tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng.
      • Khi cầu giảm à sản xuất giảm à cung giảm.
    • Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
      • Khi cung = cầu à giá cả  = giá trị.
      • Khi cung > cầu à giá cả < giá trị.
      • Khi cung < cầu à giá cả > giá trị.
  • Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
    • Khi giá cả tăng  à sản xuất mở rộng à cung tăng  và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng.
    • Khi giá cả giảm à sản xuất giảm à cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng.

b. Vai trò của quan hệ cung – cầu

  • Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hoá chênh lệch nhau.
  • Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh.
  • Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hoá.

1.3. Vận dụng quan hệ cung - cầu

  • Nhà nước: điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.
  • Người sản xuất, kinh doanh: ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh, thích ứng với các trường hợp cung – cầu.
  • Người tiêu dùng: ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung cầu để có lợi.

2. Luyện tập Bài 5 GDCD 11

Qua bài này các em phải nắm được khái niệm cung - cầu, mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Và vận dụng quan hệ cung - cầu. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 47 SGK GDCD 11

Bài tập 2 trang 47 SGK GDCD 11

Bài tập 3 trang 47 SGK GDCD 11

Bài tập 4 trang 47 SGK GDCD 11

Bài tập 5 trang 48 SGK GDCD 11

Bài tập 6 trang 48 SGK GDCD 11

Bài tập 7 trang 48 SGK GDCD 11

3. Hỏi đáp Bài 5 GDCD 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?