Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thông minh, sáng tạo với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, dân tộc ta đang đứng trước thách thức của cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thanh niên học sinh là sức trẻ của dân tộc thì phải có vai trò như thế nào và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước? Và để làm được điều đó trước hết các em phải hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế là gì? Để hiểu được điều đó các em hãy cùng theo dõi bài học sau: Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
Tóm tắt bài
1.1 Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
- Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
- Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của con người và xã hội loài người.
- Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần.
- Hoạt động sản xuất là trung tâm là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội.
- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
- Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và liên tục hoàn thiện các phương tiện xản suất, là một quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ lạc hậu thành phương tiện sản xuất mới hiện đại hơn.
1.2 Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (Sản xuất cơ sở vật chất)
- Mối quan hệ giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động → Tư liệu lao động → Đối tượng lao động → Sản phẩm
a. Sức lao động
- Sức lao động: Là năng lực lao động của con người bao gồm thể lực và trí lực.
- Lao động: Là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người.
- Lao động của con người có kế hoạch, tự giác, sáng tạo, có kế hoạch, trách nhiệm. Vì lao động là hoạt động bản chất của con người, nhờ đó để phân biệt với hoạt động bản năng của con vật.
→ Vì chỉ có sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất thì mới có quá trình lao động.
b. Tư liệu lao động
- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
- Tư liệu lao động gồm 3 loại:
- Công cụ lao động (cày, cuốc, máy móc...)
- Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp...)
- Kết cấu hạ tầng của sản xuất (đường xá, bến cảng, sân bay...)
b. Đối tượng lao động
- Đối tượng lao động có 2 loại:
- Có sẵn trong tự nhiên: Đất trồng, gỗ rừng, tôm cá dưới sông - dưới biển,...
- Đã trải qua tác động của lao động: Sợi vải. thép, xi măng qua quá trình chế tạo,...
- Là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Đối tượng lao động tư liệu lao động = tư liệu sản xuất.
- Sức lao động tư liệu sản xuất = sản phẩm.
1.3 Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội
a. Phát triển kinh tế là gì?
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
b. Nội dung
- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội:
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định.
- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:
- Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
- Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Gắn với chính sách dân số phù hợp.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ:
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế hợp lí là phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
- Cơ cấu kinh tế tiến bộ: là có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông nghiệp giảm dần.
c. Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
- Đối với cá nhân:
- Có công ăn việc làm, bảo đảm đời sống cá nhân
- Đầy đủ diều kiện để chăm sóc sức khỏe.
- Đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần để con người phát triển toàn diện
- Đối với gia đình:
- Là cơ sở và là tiền đề để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
- Chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
- Đối với xã hội:
- Giải quyết các vấn đề xã hội: Tăng thu nhập quốc dân, phúc lợi xã hội, giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội
- Tạo điều kiện phát triển và ổn định kinh tế - văn hóa - giáo dục
- Củng cố an ninh quốc phòng
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
→ Kết luận: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nươc mạnh, xã hội công bằng văn mình dân chủ.
2. Luyện tập và củng cố bài học
Qua bài học này các em phải nắm được các nội dung: Sản xuất vật chất và vai trò của nó. Sức lao động, tư liệu và đối tượng lao động là như thế nào và hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế là gì?
2.1. Bài tập SGK
Ngoài ra, các em hãy tham khảo một số hướng dẫn Giải bài tập GDCD 11 Bài 1 ở cuối bài học
2.2. Bài tập trắc nghiệm
Mời các em tham gia làm Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 có 10 câu hỏi để củng cố kiến thức đã học.
-
- A. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội
- B. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội
- C. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn
- D. Tất cả đáp án trên đều đúng
-
- A. Quan trọng
- B. Quyết định
- C. Cần thiết
- D. Trung tâm
-
- A. Sản xuất kinh tế
- B. Thỏa mãn nhu cầu
- C. Sản xuất của cải vật chất
- D. Quá trình sản xuất
-
- A. Sức lao động
- B. Lao động
- C. Sản xuất của cải vật chất
- D. Hoạt động
-
- A. Sản xuất của cải vật chất
- B. Hoạt động
- C. Tác động
- D. Lao động
Câu 2 - Câu 10 xem trong phần trắc nghiệm để thực hành online.
3. Hỏi đáp bài 1 GDCD
Trong quá trình học và thực hành trắc nghiệm, có vấn đề gì thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng Chúng tôi.
Các em có thể tham khảo bài học tiếp theo: Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Chúc các em học thật tốt. Hi vọng đây sẽ là tài liệu không chỉ cho các em học sinh học tập mà cho quý thầy cô tham khảo dùng trong quá trình giảng dạy của mình.