Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật (chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng), tháp sinh thái (định nghĩa, phân loại), mối quan hệ giữa các loài sinh vật thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong quần xã 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

a. Chỗi thức ăn

  • Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
  • Ví dụ:

Chuỗi thức ăn

  • Có 2 loại chuỗi thức ăn:

    • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật

      • Ví dụ: cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu

    • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ → động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác

      • Ví dụ: lá, cành khô → mối → nhện → thằn lằn

b. Lưới thức ăn

  • Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
  • Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
  • Ví dụ: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng

Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng

c. Bậc dinh dưỡng

  • Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
  • Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
    • Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): sinh vật tự dưỡng
    • Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): động vật ăn sinh vật sản xuất
    • Bậc dinh dưỡng câp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1
    • Bậc dinh dưỡng cấp 4, cấp 5 (sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4)
    • Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn.
  • Ví dụ: Bậc dinh dưỡng của quần xã sinh vật

Bậc dinh dưỡng và lưới thức ăn

2.2. Tháp sinh thái

  • Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng

Có 3 loại tháp sinh thái:

  • Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

 

Tháp số lượng

  • Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp sinh khối ở hệ sinh thái rừng

  • Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp năng lượng

 

3. Luyện tập Bài 43 Sinh học 12

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng
  • Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái
  • Nâng cao ý thức bảo vệ MT thiên nhiên và đa dạng sinh học

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 194 SGK Sinh 12

Bài tập 2 trang 194 SGK Sinh 12

Bài tập 3 trang 194 SGK Sinh 12

Bài tập 4 trang 194 SGK Sinh 12

Bài tập 1 trang 148 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 150 SBT Sinh học 12

Bài tập 8 trang 154 SBT Sinh học 12

Bài tập 9 trang 155 SBT Sinh học 12

Bài tập 13 trang 155 SBT Sinh học 12

Bài tập 14 trang 156 SBT Sinh học 12

Bài tập 15 trang 156 SBT Sinh học 12

4. Hỏi đáp Bài 43 Chương 3 Sinh học 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?